Thời gian kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 đến nay chưa phải là chặng đường dài trong tiến trình lịch sử, song có thể nói, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt những bước phát triển vượt bậc và đứng trước những cơ hội phát triển bền vững, thực chất, hiệu quả trong thời kỳ mới.


 

Hội nghị cấp cao kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2018, tại Hà Nội.

Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Ðối tác toàn diện năm 2013, theo đó tăng cường và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, đầu tư, đến quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, khắc phục hậu quả chiến tranh và giao lưu nhân dân. Từ năm 2015 đến nay, hai nước trao đổi các đoàn cấp cao với nhịp độ chưa từng có, trong đó có các chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7-2015), của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 5-2017), chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B.Obama (tháng 5-2016) và của Tổng thống D.Trump (tháng 11-2017). Trong năm 2017 có hai chuyến thăm cấp cao là điều đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Ðông - Nam Á đầu tiên thăm Nhà trắng dưới chính quyền Tổng thống D.Trump, trong khi Tổng thống D.Trump chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại Ðông - Nam Á trong năm đầu nhiệm kỳ. Hai bên cũng trao đổi nhiều đoàn các cấp, qua đó làm sâu sắc thêm quan hệ Ðối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau.

Kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục là lĩnh vực ưu tiên và động lực thúc đẩy quan hệ. Từ mức 500 triệu USD khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, giao thương tăng 100 lần, đạt hơn 50 tỷ USD vào cuối năm 2017. Hai bên tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trên cơ sở những thỏa thuận đạt được, hai nước từng bước mở rộng hợp tác và đạt những tiến triển quan trọng, nhất là về tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, gìn giữ hòa bình, đào tạo và an ninh hàng hải. Trên tinh thần nhân đạo, Việt Nam phối hợp hiệu quả với Hoa Kỳ trong lĩnh vực tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Hoa Kỳ cũng có những nỗ lực đáng ghi nhận trong các lĩnh vực rà phá bom mìn, tẩy độc da cam. Bên cạnh đó, hai nước mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và giao lưu nhân dân.

Không chỉ trong quan hệ song phương, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương, như APEC, ASEAN, ARF… vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Trong khi châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục được dự báo là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới, Việt Nam với tiến trình hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đang trở thành một thành viên chủ chốt, có tiếng nói quan trọng trong khu vực, nhất là khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020. Việt Nam tiếp tục coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, phục vụ mục tiêu phát triển và phát huy vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ tiếp tục coi trọng, dành ưu tiên và thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Với quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của cả hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới tiếp tục phát triển, đáp ứng lợi ích của người dân hai nước, cũng như góp phần tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

 

Theo Báo Nhân Dân

 

 

Các tin khác


Venezuela đóng cửa biên giới với Aruba, Bonaire và Curacao

Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez ngày 20-2 đã thông báo quyết định của Chính phủ Venezuela tạm ngừng giao thiệp trên không và trên biển với các hòn đảo láng giềng gồm Aruba, Bonaire và Curacao. 

Biểu tình "Áo vàng" tại Quảng trường Các quốc gia ở Thụy Sĩ

Ngày 20/2, đông đảo người biểu tình "Áo vàng" Pháp đã tập trung tại Quảng trường Các Quốc gia (Place des Nations), đối diện trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ).

Ngành du lịch Lào cất cánh

Với cảnh sắc thiên nhiên yên bình, nên thơ, pha lẫn nét trầm mặc, cổ kính của những mái chùa, đất nước Lào đã làm say lòng nhiều khách du lịch quốc tế. Những năm qua, "ngành công nghiệp không khói" của Lào phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia châu Á này.

Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đe dọa thị trường lao động tại Thái-lan

Các nhà kinh tế của Thái-lan cho biết, những năm gần đây, việc áp dụng các hệ thống tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang khiến cho thị trường lao động của nước này phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm trong tương lai gần.

Nga sẵn sàng thảo luận với Mỹ về Hiệp ước START mới

Ngày 16-2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 55, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tái khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán mở rộng Hiệp định Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) mới, sẽ hết hiệu lực trong vòng hai năm tới.

Afghanistan đề nghị Liên hợp quốc can thiệp hội đàm Pakistan-Taliban

Hãng thông tấn ANI ngày 17/2 đưa tin Afghanistan đã bày tỏ quan ngại và đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc can thiệp cuộc gặp giữa Pakistan với lực lượng Taliban vì cho rằng điều này không chỉ làm suy yếu các nỗ lực hòa bình mà còn vi phạm chủ quyền quốc gia của Afghanistan và Nghị quyết 1988 của Hội đồng Bảo an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục