Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-ocha hôm nay, 2-7, cho biết, chính phủ mới của nước này sẽ tuyên thệ vào giữa tháng 7 này. Đây là điều cần thiết trong bối cảnh Thái-lan đang giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2019.
Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-ocha. Ảnh: Bangkok Post
Thủ tướng Prayut khẳng định không trì hoãn việc thành lập chính phủ mới, cho biết chính phủ mới sẽ chính thức tuyên thệ vào giữa tháng 7-2019. "Tôi thành lập chính phủ và có trách nhiệm phân bổ các vị trí trong chính phủ”, ông Prayut nói trong cuộc họp tại Tòa nhà Chính phủ. Tuy nhiên, hiện còn nhiều tranh cãi và bất đồng giữa các đảng trong liên minh cầm quyền về thỏa thuận chia sẻ ghế trong chính phủ mới. Một nguồn tin cho biết, Thủ tướng Prayut có thể kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Cũng trong cuộc họp này tại Tòa nhà Chính phủ, ông Prayut trấn an rằng, các vấn đề nội bộ của đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (Palang Pracharath- PPRP) đã được giải quyết ổn thỏa. PPRP là đảng ủng hộ ông Prayut trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm 24-3 và đứng đầu liên minh các đảng cầm quyền.
Trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tiến trình và thời điểm thành lập chính phủ mới là vấn đề được người dân Thái-lan quan tâm hàng đầu, với mong muốn ổn định chính trị để phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Theo báo Nhân Dân
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 26-6, Tổng Thư ký NATO G.Xtôn-ten-bớc thông báo, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO nhất trí sẽ phản ứng nếu Nga không trở lại tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). NATO sẽ xem xét tiến hành các cuộc tập trận, hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát, cũng như các biện pháp phòng không nếu INF đổ vỡ. NATO cũng không loại trừ khả năng điều chỉnh hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa, nhằm đối phó những mối đe dọa tiềm tàng từ hệ thống tên lửa mới của Nga.
Châu Phi được Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá đi đầu trong công tác cứu trợ nhân đạo và là tấm gương tích cực cho nhiều nơi khác trên thế giới bởi nhiều nước ở "lục địa đen” đã có những chính sách rất cởi mở đối với người tị nạn. Nhất là trong các chiến dịch giải cứu người di cư.
Các nhà lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được nhất trí về người sẽ kế nhiệm Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.
Trợ lý tổng thống Nga về chính sách đối ngoại Yury Ushakov cho biết lãnh đạo Nga và Mỹ dự kiến thảo luận các vấn đề liên quan tới sự "ổn định chiến lược" và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/6 cho biết ông sẽ không gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến đi Nhật Bản dự Hội nghị G20.
Rodong Sinmun đã kêu gọi người dân nước này sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước thay vì hàng nhập khẩu để xây dựng một "nền kinh tế tự lực" trước các lệnh trừng phạt quốc tế.