Cháy rừng Amazon đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các đám cháy mới không ngừng tăng lên, bất chấp việc chính quyền của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nỗ lực cứu "lá phổi" của hành tinh.


Một khoảng rừng mưa Amazon ở bang Amazonas, Brazil bị cháy rụi ngày 24/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 25/8, Brazil đã triển khai hai máy bay Hercules C-130, chở hàng chục nghìn lít nước trút xuống một số vùng rừng Amazon thuộc địa phận thành phố Porto Velho, bang Rondonia đang chìm trong "biển lửa".

Theo giới chức Brazil, trước tình hình cháy rừng Amazon nguy cấp, Tổng thống Bolsonaro đã chỉ thị các đơn vị quân đội tại 7 bang của Brazil, trong đó có Rondonia, tham gia công tác dập lửa. Hiện trên 43.000 binh sĩ Brazil đóng quân tại vùng rừng này đặt trong tình trạng sẵn sàng.  

60% diện tích rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil và diện tích còn lại của cánh rừng này trải dài qua 8 nước và vùng lãnh thổ khác gồm Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela.

Do nhiều đám cháy rừng bùng phát tại vùng rừng Amazon giáp ranh giữa Brazil và Bolivia đã khiến khói đen bao trùm toàn bộ vùng trời tại đây. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Bolivia Evo Morales  ngày 25/8 cho biết ông sẽ chấp thuận sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong hoạt động chữa cháy rừng Amazon.

Trước đó, Mỹ, Anh và Pháp tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng. 

Theo số liệu báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE), tính đến ngày 24/8, trên cả nước Brazil ghi nhận 78.383 vụ cháy rừng - cao nhất kể từ năm 2013. Hơn một nửa số này xảy ra ở Amazon, nơi có hơn 20 triệu người sinh sống.

Với diện tích khoảng 7 triệu km2, Amazon là khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải carbon dioxide. Được xem là "lá phổi" của hành tinh, Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất, là nơi trú ngụ của khoảng 1 triệu thổ dân của 500 bộ lạc cũng như là "ngôi nhà" của hơn 3 triệu loài động, thực vật.

Do đó, giới khoa học, chuyên gia môi trường đặc biệt quan ngại về hậu quả nghiêm trọng của thảm họa cháy rừng lần này.

                                                

                        Theo TTXVN

Các tin khác


Lở bùn tại Trung Quốc làm hàng chục người thiệt mạng và mất tích

Chính quyền địa phương ngày 22/8 cho biết 9 người thiệt mạng và 35 người mất tích sau một loạt vụ lở bùn tại một khu tự trị thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.

Năm nước EU đồng ý tiếp nhận người di cư trên tàu Open Arms

Ngày 21-8, người phát ngôn Ủy ban châu Âu cho biết, năm nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận người di cư bị mắc kẹt trên tàu cứu hộ Open Arms những ngày gần đây và được đưa lên đảo Lampedusa của Italy đêm qua.

Nhà ga Hong Kong mịt mù khói khi người biểu tình xung đột với cảnh sát

Hàng ngàn người Hong Kong lại tiếp tục tiến hành một cuộc biểu tình ồn ào tại ga tàu điện ngầm ở ngoại ô tối nay 21-8, nơi tròn tháng trước xảy ra vụ tấn công của một băng đảng.

Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo các mối đe dọa từ phương Tây

Tình hình chính trị - quân sự ở khu vực biên giới phía tây nước Nga hiện căng thẳng bởi ba mối đe dọa mang tầm chiến lược.

Các ngoại trưởng Trung-Nhật-Hàn nhất trí tăng cường hợp tác ba bên

Ngoại trưởng 3 nước đã nhất trí tiếp tục hợp tác, hướng tới việc tổ chức hội nghị cấp cao 3 bên vào cuối năm nay, cũng như tăng cường đàm phán để đạt được các thỏa thuận thương mại tự do khu vực.

Ấn Độ có thể thành quốc gia thứ tư vươn tới Mặt Trăng

Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết họ đã điều khiển thành công tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-2 bay vào quỹ đạo Mặt Trăng hôm 20-8, gần một tháng sau khi rời Trái Đất để thực hiện nhiệm vụ đáp xuống cực nam Mặt Trăng nhằm nghiên cứu các mỏ nước được phát hiện trước đó. Đáng chú ý, sứ mệnh này được dẫn dắt bởi hai nhà khoa học nữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục