Cụ thể, khu thí điểm thương mại tự do được thành lập ở các địa phương: Sơn Đông, Giang Tô, Quảng Tây, Hà Bắc, Vân Nam và Hắc Long Giang, sẽ góp phần thúc đẩy hoàn thiện bố cục mở cửa liên kết giữa khu vực nội địa với duyên hải, mở cửa theo hai hướng đông, tây.
Theo ông Vương Thụ Văn, Thứ trưởng Thương mại kiêm Phó đại diện đàm phán thương mại quốc tế Trung Quốc, với việc thành lập thêm các khu tự do thương mại tại sáu địa phương, hệ thống các khu thương mại tự do đã bao phủ toàn bộ các tỉnh, thành phố duyên hải; đồng thời, lần đầu tiên mở rộng ra các địa phương có biên giới trên đất liền là Quảng Tây, Vân Nam và Hắc Long Giang, với mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, thúc đẩy mở cửa và hội nhập toàn diện với khu vực và quốc tế.
Khu FTA đầu tiên ở Trung Quốc thành lập tại TP Thượng Hải vào năm 2013.
Các khu thí điểm thương mại tự do sẽ được trao nhiều quyền tự chủ trong cải cách và mở cửa, trong đó tập trung chủ yếu vào tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy tài chính phục vụ kinh tế sản xuất, tạo thuận lợi cho thu hút nhân lực chất lượng cao và đổi mới cơ chế, thể chế.
Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, từ năm 2013 đến nay, nước này đã thành lập 18 khu thí điểm thương mại tự do (FTA) tại các địa phương duyên hải và có đường biên giới trên đất liền, với việc xác định các khu vực được miễn thuế quan, thực hiện chính sách mậu dịch tự do nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong nửa đầu năm 2019, các khu FTA tại Trung Quốc đã thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, với tốc độ tăng trưởng đầu tư lên tới 20,1%.
Hai nước hoan nghênh việc triển khai nhanh chóng các kết luận trong Tầm nhìn chiến lược chung về hợp tác Ấn Độ-Pháp ở khu vực Ấn Độ Dương.
Hàng ngàn người Hong Kong lại tiếp tục tiến hành một cuộc biểu tình ồn ào tại ga tàu điện ngầm ở ngoại ô tối nay 21-8, nơi tròn tháng trước xảy ra vụ tấn công của một băng đảng.