Các nước thành viên ASEAN cần đẩy mạnh hơn nữa các thỏa thuận song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nhằm tạo sức mạnh và vị thế cho ASEAN trên các diễn đàn quốc tế.

Tàu Cảnh sát biển 8001 làm nhiệm vụ tại khu vực đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Trước việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 vào Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, Điều phối viên của Viện Nghiên cứu quốc phòng và chiến lược Indonesia (Lesperssi), chuyên gia Beni Sukadis cho rằng bất kỳ quốc gia nào đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đều phải tuân thủ văn kiện này.

Ông Sukadiskhẳng định việc Trung Quốc đưa nhóm tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 vào EEZ của Việt Nam rõ ràng là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và cần bị lên án. 

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời chuyên gia Beni Sukadis cho rằng, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận nhiều hơn tại các diễn đàn. Theo chuyên gia này, ASEAN có những nguyên tắc chuẩn mực riêng của khối, gọi là "Phương cách ASEAN”, trong đó có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Những nguyên tắc cơ bản này cần được đề cao không chỉ giữa các nước thành viên ASEAN mà ở cả khu vực Đông Nam Á. Theo ông Sukadis, nếu một quốc gia ngoài ASEAN vi phạm lãnh thổ của một quốc gia thành viên ASEAN thì toàn bộ khối phải có nghĩa vụ tập hợp lại để thảo luận nghiêm túc về vấn đề này. Ông cũng bày tỏ hy vọng tiến trình thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt kết quả tích cực.

Trong khi đó, chuyên gia Dinna Wisnu của Đại học Quốc gia Indonesia cho rằng những gì Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông là "không thể chấp nhận được" và khiến các nước trong khu vực rất quan ngại. Bà Wisnu nhấn mạnh, các quốc gia trong khu vực cần có hành động mạnh mẽ hơn với Trung Quốc.

Theo bà Dinna Wisnu, cần đẩy mạnh hơn nữa các thỏa thuận song phương giữa các nước thành viên ASEAN, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nhằm tạo sức mạnh và vị thế cho ASEAN trên các diễn đàn quốc tế./.

 

                     Theo TTXVN

Các tin khác


A-rập Xê-út và UAE lập ủy ban chung duy trì lệnh ngừng bắn tại Yemen

Ngày 26-8, liên quân A-rập tại Yemen thông báo, A-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) đã thành lập một ủy ban chung nhằm duy trì lệnh ngừng bắn tại các tỉnh Shabwah và Abyan của Yemen.

Anh sẽ không trả 39 tỷ bảng nếu Brexit không có thỏa thuận

Ngày 25-8, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định, nếu Anh rời Liên hiệp châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận đi kèm thì về phương diện pháp lý, nước này sẽ không phải chi trả 39 tỷ bảng Anh cho "hóa đơn ly hôn” đã được người tiền nhiệm Theresa May và giới chức EU nhất trí.

Brazil gồng mình cứu rừng Amazon

Cháy rừng Amazon đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các đám cháy mới không ngừng tăng lên, bất chấp việc chính quyền của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nỗ lực cứu "lá phổi" của hành tinh.

Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận nhiều vấn đề “nóng”

Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 24-8, Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khai mạc tại thành phố Bi-a-rít, tây-nam nước Pháp. Trong bữa ăn tối làm việc kéo dài gần ba giờ tại Bi-a-rít, các nhà lãnh đạo G7 trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có hạt nhân I-ran, đưa Nga trở lại nhóm, cháy rừng A-ma-dôn...

Kêu gọi đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 21-8, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm kêu gọi các nước trên thế giới cần đẩy mạnh cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan trong bối cảnh Mỹ đang đàm phán rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan. Phát biểu với báo giới, ông Đ.Trăm khuyến cáo châu Âu cần nhận lại các công dân bị bắt vì tham chiến cho tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), nếu không ông sẽ thả các đối tượng này về nước xuất xứ. Trả lời câu hỏi về nguy cơ trỗi dậy trở lại của IS tại I-rắc, ông Đ.Trăm khẳng định các lực lượng dưới sự chỉ đạo của ông đã xóa sổ cái gọi là Nhà nước Hồi giáo của các phần tử cực đoan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "đến một lúc nào đó, tất cả các quốc gia khác, nơi IS hiện diện, đều phải chiến đấu với lực lượng này”.

Trung Quốc hối thúc Mỹ, Nga nỗ lực gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí

Đại sứ Trung Quốc ủng hộ Mỹ và Nga nhanh chóng gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START), song khẳng định Bắc Kinh sẽ không tham gia vào bất cứ hiệp ước kiểm soát vũ khí ba bên nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục