Ngày 27/8, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố chính quyền nước này sẽ không đàm phán với Mỹ cho đến khi mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này được dỡ bỏ.


Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trong cuộc họp với các nhân viên Bộ Ngoại giao nước này tại thủ đô Tehran ngày 6/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, ông Rouhani khẳng định Iran luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng trước hết Mỹ nên dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt "trái phép và bất công” đối với Iran.

Ông Rouhani cũng tuyên bố Tehran sẽ tiếp tục giảm những cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc nếu các lợi ích của nước này không được bảo đảm. Nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh: "Tehran chưa bao giờ muốn sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Iran Rouhani trong một "hoàn cảnh thích hợp” nhằm chấm dứt căng thẳng giữa hai nước liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra từ ngày từ 24-26/8 tại Biarritz (Pháp), ông Trump cũng loại trừ khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Hôm 26/8, hãng thông tấn IRNA của Iran dẫn lời Tổng thống Rouhani cho biết ông sẵn sàng gặp bất cứ ai nếu điều đó đáp ứng các lợi ích quốc gia của Iran.

Các nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân đang nỗ lực giảm căng thẳng giữa Iran và Mỹ sau khi Tổng thống Trump năm ngoái tuyên bố rút Washington khỏi thỏa thuận lịch sử và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào kinh tế Iran.

Đáp lại, quốc gia Trung Đông này tuyên bố giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng giới hạn làm giàu urani vượt mức 3,67% và lượng urani làm giàu thấp vượt ngưỡng 300 kg.

 

 

             TheoTTXVN

Các tin khác


Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận nhiều vấn đề “nóng”

Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 24-8, Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khai mạc tại thành phố Bi-a-rít, tây-nam nước Pháp. Trong bữa ăn tối làm việc kéo dài gần ba giờ tại Bi-a-rít, các nhà lãnh đạo G7 trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có hạt nhân I-ran, đưa Nga trở lại nhóm, cháy rừng A-ma-dôn...

Kêu gọi đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 21-8, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm kêu gọi các nước trên thế giới cần đẩy mạnh cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan trong bối cảnh Mỹ đang đàm phán rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan. Phát biểu với báo giới, ông Đ.Trăm khuyến cáo châu Âu cần nhận lại các công dân bị bắt vì tham chiến cho tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), nếu không ông sẽ thả các đối tượng này về nước xuất xứ. Trả lời câu hỏi về nguy cơ trỗi dậy trở lại của IS tại I-rắc, ông Đ.Trăm khẳng định các lực lượng dưới sự chỉ đạo của ông đã xóa sổ cái gọi là Nhà nước Hồi giáo của các phần tử cực đoan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "đến một lúc nào đó, tất cả các quốc gia khác, nơi IS hiện diện, đều phải chiến đấu với lực lượng này”.

Trung Quốc hối thúc Mỹ, Nga nỗ lực gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí

Đại sứ Trung Quốc ủng hộ Mỹ và Nga nhanh chóng gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START), song khẳng định Bắc Kinh sẽ không tham gia vào bất cứ hiệp ước kiểm soát vũ khí ba bên nào.

Ấn Độ, Pháp thúc đẩy tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hai nước hoan nghênh việc triển khai nhanh chóng các kết luận trong Tầm nhìn chiến lược chung về hợp tác Ấn Độ-Pháp ở khu vực Ấn Độ Dương.

Lở bùn tại Trung Quốc làm hàng chục người thiệt mạng và mất tích

Chính quyền địa phương ngày 22/8 cho biết 9 người thiệt mạng và 35 người mất tích sau một loạt vụ lở bùn tại một khu tự trị thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.

Năm nước EU đồng ý tiếp nhận người di cư trên tàu Open Arms

Ngày 21-8, người phát ngôn Ủy ban châu Âu cho biết, năm nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận người di cư bị mắc kẹt trên tàu cứu hộ Open Arms những ngày gần đây và được đưa lên đảo Lampedusa của Italy đêm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục