Ngày 3-9, hãng chế tạo máy bay Boeing công bố kết quả nghiên cứu, dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu thế giới về nhu cầu phi công lái máy bay thương mại, kỹ thuật viên và nhân viên phi hành đoàn.

Châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu về nhu cầu nhân sự ngành hàng không

Nhu cầu của khu vực này chiếm hơn 1/3 nhu cầu dự kiến trên toàn cầu, tương đương 816 nghìn nhân sự mới cho ngành hàng không thương mại trong 20 năm tới.

"Nhu cầu về nhân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn ở mức cao và chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp tục”, ông Keith Cooper, Phó Chủ tịch phụ trách Dịch vụ đào tạo và chuyên môn thuộc Boeing Global Services, cho biết. "Boeing hỗ trợ mỗi chiếc máy bay xuyên suốt vòng đời để bảo đảm khách hàng của chúng tôi có nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn cho các hoạt động bay, bảo dưỡng và bố trí nhân sự”.

Boeing hợp tác với các khách hàng, chính phủ các nước và các cơ sở giáo dục, bảo đảm thị trường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về đào tạo trong 20 năm tới, đồng thời mang đến các công cụ hàng đầu, được xây dựng và phân tích chuyên sâu để hỗ trợ nhân sự trong ngành hàng không nhằm nâng cao tính hiệu quả và ổn định trong hoạt động khai thác.

Dự báo về phi công và kỹ thuật viên của Boeing liên quan chặt chẽ kế hoạch giao máy bay mới trên toàn cầu, đồng thời tính đến tỷ lệ sử dụng máy bay hằng năm, yêu cầu về phi hành đoàn theo từng khu vực và các yêu cầu pháp lý. Trong 20 năm tới, các hãng hàng không trên toàn thế giới sẽ cần 44 nghìn máy bay mới, trong đó có hơn 17 nghìn máy bay, tương đương 39% sẽ được giao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bản dự báo chỉ ra rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần thêm 244 nghìn phi công thương mại, tương đương 38% nhu cầu về phi công trên toàn cầu. Nhu cầu này sẽ đạt mức cao tại Trung Quốc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm phát triển dự kiến của đội máy bay, các trường hợp nghỉ hưu và nghỉ việc; quốc gia này dự kiến sẽ cần 124 nghìn phi công, tương đương hơn một nửa nhu cầu về phi công trong khu vực. Tiếp theo là nhu cầu tại Đông-Nam Á và Nam Á, lần lượt ở mức 20% và 17%.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng được dự báo sẽ dẫn đầu thế giới về nhu cầu về kỹ thuật viên bảo dưỡng (249 nghìn người, tương đương 39% nhu cầu toàn cầu) và nhân viên phi hành đoàn (323 nghìn người, tương đương 37% nhu cầu toàn cầu), trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về cả hai nhu cầu (124 nghìn kỹ thuật viên bảo dưỡng và 150 nghìn nhân viên phi hành đoàn).

                                                                                              Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục