Sáng 29-8, tại TP Siem Reap, Vương quốc Campuchia đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 14, với chủ đề "Nâng cao sức khỏe nhân dân Asean”.


Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh, đại diện cho Thủ tướng nước chủ nhà Samdech Hun Sen; Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi; Bộ trưởng Y tế các nước Asean và đại diện các nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu tham dự Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Campuchia Tea Banh nêu bật những nỗ lực của Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng y tế, đào tạo nhân lực và bổ sung kinh phí. Hiện nay, Campuchia đang tích cực triển khai Hệ thống Hỗ trợ xã hội giai đoạn 2016-2025 để mở rộng mạng lưới chăm sóc y tế, tiến tới mục tiêu toàn dân được chăm sóc sức khỏe vào năm 2030.

Đề cập đến vấn đề chung của Asean hiện nay, ông Tea Banh nhấn mạnh, thuốc giả và thuốc kém chất lượng là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi các nước Asean phải cùng nhau hợp tác giải quyết trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng là một nhân tố gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tính mạng và tài chính cho người dân ở nhiều nước Asean.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Campuchia kêu gọi lãnh đạo ngành y tế các nước Asean cùng nhau nâng cao và thúc đẩy hợp tác y tế trong toàn khu vực tốt hơn nữa thông qua việc rút ngắn khoảng cách về chất lượng dịch vụ y tế. Cùng nhau chuẩn bị mọi điều kiện để ứng phó với thảm họa y tế, đặc biệt là sự bùng phát các loại bệnh dịch lây lan trong khu vực và các thảm họa khác do biến đổi khí hậu. Cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ cũng như nguồn lực và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao đến người dân.


Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 14 tại TP Siem Reap.

Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN 14 đã thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng, đồng ý tiếp tục duy trì và sử dụng những lợi ích từ việc thực hiện Chương trình Phát triển Y tế ASEAN sau năm 2015 và tiến tới xây dựng các chương trình hành động mới và các dự án cho giai đoạn 2021 – 2025. Các Bộ trưởng cũng cam kết thúc đẩy già hóa lành mạnh và tích cực, đồng thời cho rằng việc thành lập Trung tâm ASEAN về Tuổi già năng động và sáng tạo (ACAI) sẽ hỗ trợ các chính sách về già hóa tích cực, tăng cường năng lực và hợp tác giữa các quốc gia ASEAN về lĩnh vực này.

Các Bộ trưởng cũng nhắc lại cam kết thúc đẩy các hành động để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm; hợp tác và thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, mới nổi và tái bùng phát; ủng hộ sáng kiến Một ASEAN trong ứng phó và quản lý thảm họa trong y tế. Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết đối với Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về kháng kháng sinh (AMR); Ủng hộ việc hoàn thiện Kế hoạch hành động của WHO trong việc chống lại thuốc giả và thuốc kém chất lượng bằng cách tăng cường cơ chế của các cơ quan quản lý nhà nước; Hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; Cam kết tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Các Bộ trưởng cũng đánh giá cao sự nỗ lực của các quan chức cấp cao và các Nhóm Công tác chuyên môn trong việc tăng cường hợp tác và thực hiện Chương trình Phát triển Y tế của ASEAN sau năm 2015, đồng thời đánh giá cao sự đóng góp của các Đối tác phát triển, các Tổ chức quốc tế, các ngân hàng phát triển và các khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội.

Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN 14 cũng đã thông qua nội dung dự thảo Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN về An ninh và tự lực vắc xin. Văn kiện này sẽ được đệ trình lên các Nhà Lãnh đạo ASEAN tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tổ chức tại Thái Lan tháng 11- 2019.

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ Việt Nam đã thực hiện 10 chính sách cải cách y tế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân. Đồng thời chia sẻ một số giải pháp về: tăng cường năng lực mạng lưới y tế cơ sở, mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở dựa trên nguyên lý y học gia đình; phát triển bảo hiểm y tế, hướng tới bảo hiển y tế toàn dân; đổi mới cơ chế tài chính y tế...

Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam gặp nhiều thách thức. Mặc dù chi phí tiền túi từ hộ gia đình đã giảm đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn còn cao ở mức khoảng 40%. Các nguồn lực chủ yếu vẫn tập trung hơn vào các dịch vụ chữa bệnh trong khi kinh phí không đủ để chi cho các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng và y tế công cộng. Các nhóm đối tượng yếu thế (nhất là người dân tộc và những người sống ở các tỉnh nghèo, miền núi) có chỉ số về sức khỏe thấp hơn mức trung bình và có khả năng tiếp cận thấp hơn tới các cơ sở y tế có chất lượng tốt.

Sự chênh lệch về chất lượng chăm sóc sức khỏe giữa nông thôn và đô thị vẫn còn tồn tại, gây nên tình trạng vượt tuyến trong khám chữa bệnh. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên với gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, già hóa dân số, mong đợi của người dân về chăm sóc sức khỏe tăng lên, cùng với sự phát triển của công nghệ cao và dịch vụ đắt tiền là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tài chính y tế bền vững.

Bộ trưởng Y tế cũng khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 14, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc họp song phương với Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia; Bộ trưởng Y tế Malaysia; Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương; ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Indonesia về Hợp tác Y tế... và dự một số sự kiện bên lề.

Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 14 diễn ra từ ngày 26 đến 30-8.


Theo Nhandan

Các tin khác


Trung Quốc lập thêm sáu khu thí điểm thương mại tự do

Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc vừa công bố thành lập thêm sáu khu thí điểm thương mại tự do tại các địa phương, nâng số lượng các khu thí điểm thương mại tự do trong cả nước lên 18; đây được coi là giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bố cục mới mở cửa toàn diện của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

A-rập Xê-út và UAE lập ủy ban chung duy trì lệnh ngừng bắn tại Yemen

Ngày 26-8, liên quân A-rập tại Yemen thông báo, A-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) đã thành lập một ủy ban chung nhằm duy trì lệnh ngừng bắn tại các tỉnh Shabwah và Abyan của Yemen.

Anh sẽ không trả 39 tỷ bảng nếu Brexit không có thỏa thuận

Ngày 25-8, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định, nếu Anh rời Liên hiệp châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận đi kèm thì về phương diện pháp lý, nước này sẽ không phải chi trả 39 tỷ bảng Anh cho "hóa đơn ly hôn” đã được người tiền nhiệm Theresa May và giới chức EU nhất trí.

Brazil gồng mình cứu rừng Amazon

Cháy rừng Amazon đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các đám cháy mới không ngừng tăng lên, bất chấp việc chính quyền của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nỗ lực cứu "lá phổi" của hành tinh.

Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận nhiều vấn đề “nóng”

Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 24-8, Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khai mạc tại thành phố Bi-a-rít, tây-nam nước Pháp. Trong bữa ăn tối làm việc kéo dài gần ba giờ tại Bi-a-rít, các nhà lãnh đạo G7 trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có hạt nhân I-ran, đưa Nga trở lại nhóm, cháy rừng A-ma-dôn...

Kêu gọi đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 21-8, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm kêu gọi các nước trên thế giới cần đẩy mạnh cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan trong bối cảnh Mỹ đang đàm phán rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan. Phát biểu với báo giới, ông Đ.Trăm khuyến cáo châu Âu cần nhận lại các công dân bị bắt vì tham chiến cho tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), nếu không ông sẽ thả các đối tượng này về nước xuất xứ. Trả lời câu hỏi về nguy cơ trỗi dậy trở lại của IS tại I-rắc, ông Đ.Trăm khẳng định các lực lượng dưới sự chỉ đạo của ông đã xóa sổ cái gọi là Nhà nước Hồi giáo của các phần tử cực đoan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "đến một lúc nào đó, tất cả các quốc gia khác, nơi IS hiện diện, đều phải chiến đấu với lực lượng này”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục