Do tình hình dịch bệnh, khóa họp lần này không có sự tham dự của đại diện đến từ thủ đô các nước cũng như từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ngoài Thụy Sĩ.
Toàn cảnh phiên họp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/3. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 15/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Khóa họp thường kỳ lần thứ 43 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bắt đầu họp trở lại sau thời gian tạm hoãn từ giữa tháng 3 vừa qua do dịch COVID-19.
Khóa họp được nối lại trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại Thụy Sĩ mới tạm thời được kiểm soát và vẫn còn nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tham dự khóa họp có đại diện 47 nước thành viên, hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva.
Do tình hình dịch bệnh, khóa họp lần này không có sự tham dự của đại diện đến từ thủ đô các nước cũng như từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ngoài Thụy Sĩ.
Hội đồng Nhân quyền là cơ quan đầu tiên của Văn phòng Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva tổ chức họp trở lại (với hình thức kết hợp giữa họp trực tiếp và họp trực tuyến).
Khóa họp do Đại sứ Áo, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Elisabeth Tichy-Fisslberger chủ trì, với sự tham dự của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michele Bachelet tại một số phiên thảo luận.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự khóa họp này.
Thời lượng và chương trình làm việc trong tuần thứ 4 của Khóa họp thứ 43 không thay đổi so với kế hoạch đã được thông qua tại phiên khai mạc trước đó (ngày 24/2).
Khóa họp tập trung thảo luận về các chủ đề thường kỳ tại khóa họp tháng 3 hàng năm, gồm: (1) Các cơ chế và các Ủy ban của các Công ước Liên hợp quốc về quyền con người; (2) Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) về quyền con người; (3) Tình hình nhân quyền tại Palestine và các vùng lãnh thổ Arab bị chiếm đóng; (4) Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna về quyền con người; (5) Chống phân biệt chủng tộc và bài ngoại; (6) Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vực quyền con người.
Khóa họp sẽ xem xét thông qua khoảng 40 dự thảo nghị quyết và quyết định về các nội dung chuyên đề và tình hình nhân quyền liên quan đến một số quốc gia như Iran, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Myanmar, Syria, Nam Sudan, Nicaragua, Palestine và Libya.
Sau lễ bế mạc Khóa 43 ngày 19/6, Hội đồng Nhân quyền sẽ tiếp tục tham vấn về thời gian và phương thức tổ chức Khóa họp thường kỳ lần thứ 44, thường được tổ chức vào tháng 6 hằng năm nhưng năm nay đã bị lùi lại do dịch COVID-19.
Trên cở sở các biện pháp mới của Thụy Sĩ về ứng phó với dịch COVID-19 và đồng thuận của các nước, Khóa họp 44 có thể được tổ chức trong tháng 7/2020./.
Theo TTXVN
Nhân ngày Hiến máu Quốc tế (14/6), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào những chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hiến máu sạch trong bối cảnh lượng máu dự trữ đang ngày một thiếu hụt do đại dịch COVID-19.
Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, tính đến 9 giờ sáng 13-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu là 7.732.485 ca, trong đó có 428.236 người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12-6 nhận định, châu Mỹ vẫn đang là điểm nóng nhất trên bản đồ Covid-19 thế giới hiện nay với khu vực Bắc và Nam Mỹ hiện có bốn trong số 10 quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất thế giới.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 11/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 7.439.294 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó số ca tử vong là 417.956. Dịch bệnh tại Brazil đang nghiêm trọng nhất thế giới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 115.753 trường hợp mắc COVID-19 và 4.624 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 7,3 triệu người. Mỹ và Brazil chứng kiến số ca tử vong tăng vọt trở lại, trong khi nhiều nước châu Âu từng bước nới lỏng biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 101.308 trường hợp mắc COVID-19 và 2.945 ca tử vong. Trong khi các nước Mỹ Latinh đang "gồng mình" chuẩn bị bước vào đỉnh dịch, thì châu Âu và nhiều nước châu Á tiếp tục nỗ lực mở cửa lại, đặc biệt là kích cầu du lịch làm đòn bẩy hồi phục kinh tế.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 109.775 trường hợp mắc COVID-19 và 3.276 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt quá 7 triệu người. Khu vực châu Mỹ, nhất là Mỹ Latinh, chứng kiến đại dịch diễn biến phức tạp, theo hướng nghiêm trọng hơn; trong khi đó, nhiều nước châu Âu đang đẩy nhanh nới lỏng các biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.