Một số chuyên gia kinh tế đánh giá Đức đang rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc, trong đó GDP của nước này có thể sẽ giảm trong khoảng từ 6,3-7% trong năm nay.


Du lịch Đức chịu ảnh hưởng nặng nề do COVID-19. (Ảnh: Getty)

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo của Viện Kinh tế thế giới Kiel (IfW) ngày 18/6 ước tính, nền kinh tế Đức sẽ thiệt hại hơn 390 tỷ euro vào năm 2020 và 2021 do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo IfW, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế hàng đầu châu Âu sẽ giảm 6,8% trong năm 2020, mức giảm lớn nhất kể từ khi thành lập Cộng hòa liên bang. 

Nhật báo Frankfurter dẫn lời một số chuyên gia kinh tế đánh giá Đức đang rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc, trong đó GDP của nước này có thể sẽ giảm trong khoảng từ 6,3-7% trong năm nay. Ngoài ra, người ta cũng không chắc chắn liệu nước này có đối mặt với làn sóng bùng phát mới hay không.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chạm đáy vào tháng 4/2020. Với các biện pháp nới lỏng bắt đầu vào tháng 5/2020, nhiều công ty cũng đã nhanh chóng bù đắp một số tổn thất trong sản xuất.

Tuy nhiên, sự phục hồi hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ phải mất một thời gian. Mặt khác, nhiều quốc gia là khách hàng của Đức cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu.

Trong diễn biến liên quan, truyền thông Đức dẫn số liệu của Văn phòng thống kê liên bang cho biết, khủng hoảng dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Đức.

Doanh thu từ các công ty du lịch-lữ hành cũng như các nhà cung cấp dịch vụ đặt phòng khác trong Quý 1/2020 đã giảm khoảng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là sự sụt giảm doanh số lớn nhất trong ngành du lịch kể từ năm 2008.

Việc nới lỏng các quy định về du lịch mới đây có thể mang lại sự thúc đẩy cho ngành công nghiệp không khói của Đức, song điều này cũng phụ thuộc nhiều vào việc đi lại và chi tiêu của người dân./.

Theo TTXVN


Các tin khác


Khóa họp lần thứ 43 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc họp trở lại

Do tình hình dịch bệnh, khóa họp lần này không có sự tham dự của đại diện đến từ thủ đô các nước cũng như từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ngoài Thụy Sĩ.

Số ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh tiếp tục tăng mạnh

Mexico đang trong giai đoạn đỉnh dịch và làn sóng dịch thứ hai sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới, trong khi đó Brazil ghi nhận thêm 20.647 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua.

Một số khu vực ở Bắc Kinh áp dụng lệnh phong tỏa trước đợt bùng phát COVID-19 mới

Tất cả địa điểm giải trí và thể thao trong nhà ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đều đóng cửa trong ngày 15/6 khi giới chức địa phương đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 liên quan tới chợ đầu mối Xinfadi với một số khu vực lân cận đã được áp dụng lệnh phong tỏa hoàn toàn.

Trung Quốc kêu gọi ngăn chặn virus lây lan tại Bắc Kinh

Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan ngày 14/6 kêu gọi các cơ quan hữu quan đưa ra các biện pháp kiên quyết nhằm ngăn chặn sự lây lan các ổ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại thủ đô Bắc Kinh.

Israel-Mỹ thảo luận kế hoạch sáp nhập khu vực chiếm đóng ở Bờ Tây

Thủ tướng Israel và Bộ trưởng Quốc phòng đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này David Friedman về kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở khu vực Bờ Tây của người Palestine.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu máu dự trữ

Nhân ngày Hiến máu Quốc tế (14/6), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào những chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hiến máu sạch trong bối cảnh lượng máu dự trữ đang ngày một thiếu hụt do đại dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục