Sự kiện bỏ phiếu quan trọng này sẽ được truyền hình trực tiếp trên trang thông tin của Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng sẽ có mặt tại nơi bỏ phiếu để giám sát quá trình bầu cử.
Toàn cảnh phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 30/9/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 74 dự kiến sẽ bỏ phiếu bầu mới 5 nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2021-2022 vào ngày 17/6 tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York.
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn quyết định được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cho biết vào ngày 17/6, 193 nước thành viên sẽ bỏ phiếu vào các khung giờ khác nhau tại phòng họp Đại hội đồng để tránh tụ họp đông ngừời, đảm bảo giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Sự kiện bỏ phiếu quan trọng này sẽ được truyền hình trực tiếp trên trang thông tin của Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng sẽ có mặt tại nơi bỏ phiếu để giám sát quá trình bầu cử.
Hiện có 7 nước bao gồm Canada, Djibouti, Ấn Độ, Ireland, Kenya, Mexico và Na Uy ứng cử cho 5 vị trí gồm 1vị trí đại diện nhóm các nước châu Phi thay thế cho nước Nam Phi sẽ hết nhiệm kỳ năm nay; 1 vị trí đại diện nhóm nước châu Á-Thái Bình Dương thay thế cho Indonesia; 1 vị trí đại diện nhóm nước Mỹ Latin và vùng Caribe thay thế cho Dominicana; và 2 vị trí đại diện nhóm nước Tây Âu và nhóm các nước khác để thay thế cho Bỉ và Đức.
Cả 7 ứng cử viên năm nay đều là những nước đã từng nắm giữ vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an cho nên đều có kinh nghiệm tranh cử cũng như hiểu rõ phương thức hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Ấn Độ thậm chí đã là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an tới 7 nhiệm kỳ và Canada cũng đã nắm giữ vị trí này trong 6 nhiệm kỳ trước đó. Ấn Độ và Mexico là 2 nước có thuận lợi hơn bởi đều là ứng cử viên duy nhất cho nhóm nước mà họ đại diện là nhóm châu Á-Thái Bình Dương và nhóm nước Mỹ Latinh và vùng Caribe.
Sự kiện bỏ phiếu bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là một sự kiện rất quan trọng của Liên hợp quốc bởi Hội đồng Bảo an là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc, gồm 15 thành viên, trong đó có 5 Ủy viên thường trực cố định là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc và 10 thành viên được bầu với nhiệm kỳ hai năm.
Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe dọa đối với hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành động xâm lược và sẽ đưa ra khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
Tháng 6/2019, Việt Nam đã trúng cử trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối, 192/193./.
Theo TTXVN
Thủ tướng Israel và Bộ trưởng Quốc phòng đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này David Friedman về kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở khu vực Bờ Tây của người Palestine.
Nhân ngày Hiến máu Quốc tế (14/6), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào những chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hiến máu sạch trong bối cảnh lượng máu dự trữ đang ngày một thiếu hụt do đại dịch COVID-19.
Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, tính đến 9 giờ sáng 13-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu là 7.732.485 ca, trong đó có 428.236 người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12-6 nhận định, châu Mỹ vẫn đang là điểm nóng nhất trên bản đồ Covid-19 thế giới hiện nay với khu vực Bắc và Nam Mỹ hiện có bốn trong số 10 quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất thế giới.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 11/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 7.439.294 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó số ca tử vong là 417.956. Dịch bệnh tại Brazil đang nghiêm trọng nhất thế giới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 115.753 trường hợp mắc COVID-19 và 4.624 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 7,3 triệu người. Mỹ và Brazil chứng kiến số ca tử vong tăng vọt trở lại, trong khi nhiều nước châu Âu từng bước nới lỏng biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 101.308 trường hợp mắc COVID-19 và 2.945 ca tử vong. Trong khi các nước Mỹ Latinh đang "gồng mình" chuẩn bị bước vào đỉnh dịch, thì châu Âu và nhiều nước châu Á tiếp tục nỗ lực mở cửa lại, đặc biệt là kích cầu du lịch làm đòn bẩy hồi phục kinh tế.