Ủy viên EU Paolo Gentiloni lấy làm tiếc về việc Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán quốc tế liên quan đến vấn đề đánh thuế trong nền kinh tế số, song hy vọng rằng đây chỉ là bước lùi tạm thời.
Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế Paolo Gentiloni. (Ảnh: Europa EU)
Ngày 18/6, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Paolo Gentiloni bày tỏ hy vọng việc Mỹ dừng những cuộc đàm phán quốc tế liên quan đến đánh thuế các hãng công nghệ lớn sẽ không phải là lâu dài.
Ông Gentiloni lấy làm tiếc về việc Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán quốc tế liên quan đến vấn đề đánh thuế trong nền kinh tế số, song hy vọng rằng đây chỉ là bước lùi tạm thời.
Ông Gentiloni cho biết Ủy ban châu Âu (EC) muốn một giải pháp toàn cầu trong vấn đề đánh thuế các hãng công nghệ trong thế kỷ 21, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng cách tiếp cận dựa trên hai vấn đề cơ bản mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nêu ra là phù hợp.
Ông Gentiloni khẳng định nếu các cuộc đàm phán nói trên không thể hoàn tất trong năm nay, EU sẽ đề xuất một giải pháp ở cấp độ khối, đòi hỏi sự đồng thuận của 27 nước thành viên.
Do quá trình này không đơn giản nên một số nước thành viên EU, trong đó có Áo, Tây Ban Nha, Hungary và Italy đã triển khai những kế hoạch riêng về áp thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đánh giá việc Mỹ quyết định quay lưng với các cuộc đàm phán thuế dịch vụ kỹ thuật số là một hành động khiêu khích, đồng thời cảnh báo EU vẫn có thể áp thuế dù không đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay.
Cả Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha đều đã thể hiện mong muốn đạt được nhất trí về thuế dịch vụ kỹ thuật số công bằng ở cấp OECD nhanh nhất có thể.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã quyết định rút khỏi đàm phán với các quan chức EU về vấn đề áp thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi hai bên không đạt được tiến triển nào.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Tài chính Monica Crowley cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất hoãn đàm phán về thuế kỹ thuật số quốc tế tại OECD, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang tập trung nỗ lực chống dịch COVID-19 và từng bước mở cửa lại các nền kinh tế.
Đầu năm nay, 137 quốc gia nhất trí sẽ nỗ lực đạt thỏa thuận toàn cầu về áp thuế kỹ thuật số vào cuối năm 2020 dưới sự bảo trợ của OECD. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch COVID-19 đã khiến các bộ trưởng tài chính của các nước tham gia đàm phán phải tập trung giải quyết những khó khăn kinh tế.
Trong thời gian qua, 5 tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ là Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft với biệt danh "5 Ông lớn" (Big Five) đã chiếm được "vai trò thống trị" lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu. Dù luôn đạt lợi nhuận khổng lồ nhưng EU ghi nhận các tập đoàn này chỉ trả bình quân 9% thuế trên lợi nhuận, thấp hơn so với mức trung bình 23% của các công ty khác.
Để tránh nộp thuế cao, 5 tập đoàn này còn tìm đến những "thiên đường trốn thuế" hoặc chuyển lợi nhuận qua các nước áp thuế thấp. Trong bối cảnh các quy tắc thuế hiện hành đã lỗi thời và thế giới chưa có thỏa thuận quốc tế về thuế, một số nước châu Âu đã chọn giải pháp xây dựng luật thuế kỹ thuật số riêng, trong đó đi đầu là Pháp./.
Theo TTXVN
Sự kiện bỏ phiếu quan trọng này sẽ được truyền hình trực tiếp trên trang thông tin của Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng sẽ có mặt tại nơi bỏ phiếu để giám sát quá trình bầu cử.
Do tình hình dịch bệnh, khóa họp lần này không có sự tham dự của đại diện đến từ thủ đô các nước cũng như từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ngoài Thụy Sĩ.
Mexico đang trong giai đoạn đỉnh dịch và làn sóng dịch thứ hai sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới, trong khi đó Brazil ghi nhận thêm 20.647 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua.
Tất cả địa điểm giải trí và thể thao trong nhà ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đều đóng cửa trong ngày 15/6 khi giới chức địa phương đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 liên quan tới chợ đầu mối Xinfadi với một số khu vực lân cận đã được áp dụng lệnh phong tỏa hoàn toàn.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan ngày 14/6 kêu gọi các cơ quan hữu quan đưa ra các biện pháp kiên quyết nhằm ngăn chặn sự lây lan các ổ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại thủ đô Bắc Kinh.
Thủ tướng Israel và Bộ trưởng Quốc phòng đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này David Friedman về kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở khu vực Bờ Tây của người Palestine.