Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và kêu gọi Iran đàm phán để quay trở lại với thỏa thuận này.



Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak ở phía Nam thủ đô Tehran

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 18/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết đã điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, trong đó ông Michel khẳng định Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ việc thực thi đầy đủ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Trên mạng xã hội Twitter, ông Michel viết: "Tôi đã điện đàm với Tổng thống Hassan Rouhani. EU ủng hộ việc thực thi đầy đủ JCPOA. Việc duy trì không gian ngoại giao, được củng cố bằng các bước đi tích cực, là điều quan trọng trong giai đoạn này."

Trong cuộc họp diễn ra cùng ngày, ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức và Mỹ đã khẳng định lợi ích an ninh cốt lõi chung của việc duy trì cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân đối với Iran.

Theo Bộ Ngoại giao Anh, ngoại trưởng 4 nước cũng bày tỏ quan ngại trước việc Iran thông báo nước này gần đây tiếp tục sản xuất urani được làm giàu với độ tinh khiết lên tới 20% cũng như kim loại urani.

Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh liên quan đến số phận của JCPOA.

Cách đây vài ngày, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã lên tiếng yêu cầu Mỹ đưa ra những hành động cụ thể nếu muốn Iran quay trở lại với JCPOA.

Cùng ngày 18/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Bắc Kinh luôn tin rằng việc Mỹ quay trở lại với JCPOA là con đường đúng đắn duy nhất để phá vỡ thế bế tắc về hạt nhân với Iran.

Bà Hoa Xuân Oánh kêu gọi tất cả các bên khẩn trương hành động, phối hợp cùng nhau để thực thi những sự đồng thuận đạt được tại cuộc họp ngoại trưởng hồi tháng 12/2020 , thúc đẩy Mỹ quay trở lại JCPOA vô điều kiện sớm nhất có thể và dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt đối với Tehran.

Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế, tránh đưa ra những hành động làm căng thẳng thêm trầm trọng và nhường chỗ cho các nỗ lực ngoại giao.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, Trung Quốc ủng hộ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Iran giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn, đồng thời hy vọng tất cả các bên liên quan đóng vai trò có tính xây dựng trong vấn đề này./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Ông Biden không tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài trong vài tháng

Trả lời phóng viên báo chí, bà Jen Psaki khẳng định: "Sẽ mất khoảng vài tháng trước khi Tổng thống có cuộc gặp hoặc mời một nhà lãnh đạo nước ngoài tới để gặp trực tiếp tại Nhà Trắng.”

Quân đội Myanmar cam kết tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực

Thiếu tướng Zaw Min Tun cho biết quân đội Myanmar sẽ không nắm quyền lâu và mục tiêu là tổ chức bầu cử để chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng.

Tín hiệu đáng mừng: Tổng ca nhiễm mới trên toàn cầu giảm 16% trong tuần qua

WHO báo cáo số ca nhiễm mới trên toàn cầu trong tuần qua đã giảm 16%, tương đương trên nửa triệu ca; số ca tử vong cũng giảm ở mọi khu vực trên thế giới.

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020

Xin trân trọng giới thiệu 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020 do TTXVN bình chọn:

COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/2: Thế giới xấp xỉ 107 triệu ca bệnh; Mỹ giảm số ca mắc mới/ngày

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 286.495 trường hợp mắc COVID-19 và 7.481 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên xấp xỉ 107 triệu ca bệnh.

Phát hiện 14 ca nhiễm biến thể mới dù đã được tiêm 2 mũi vaccine

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chức y tế Đức ngày 7/2 thông báo một ổ dịch đã bùng phát tại một viện dưỡng lão và hưu trí ở thị trấn Belm thuộc huyện Osnabrück, bang Niedersachsen khi phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 người ở cơ sở này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục