Theo Roi-tơ, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran A.A-rắc-chi cho biết, I-ran đang xem xét đề xuất về một cuộc họp không chính thức giữa các thành viên tham gia thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Mỹ. Tê-hê-ran cân nhắc đề xuất của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) G.Bo-ren về việc tổ chức cuộc họp này. Phía I-ran cũng đang tham vấn với các đối tác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Tổng Giám đốc IAEA thăm I-ran.
* Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) R.Grô-xi ngày 20-2 đã tới Tê-hê-ran nhằm tìm giải pháp tháo gỡ thế bế tắc liên quan công tác thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này, vốn đã được nhất trí theo thỏa thuận JCPOA. I-ran nhấn mạnh, chuyến thăm của ông Grô-xi không liên quan quyết định của Tê-hê-ran và nước này sẽ vẫn hạn chế hoạt động thanh sát của IAEA nhằm thực thi quyết định của Quốc hội.
* Ngày 21-2, Bộ trưởng Ngoại giao I-ran G.Da-ríp cho biết, quyết định của I-ran về việc chấm dứt các cuộc thanh sát của chuyên gia Liên hợp quốc từ ngày 23-2 không có nghĩa là nước này từ bỏ JCPOA, tuy nhiên Mỹ phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tê-hê-ran để cứu thỏa thuận hạt nhân này. Theo một đạo luật được Quốc hội I-ran ban hành, chính phủ có nghĩa vụ hạn chế các cuộc thanh sát của IAEA đối với các địa điểm hạt nhân, trừ phi Mỹ dỡ bỏ cấm vận chống Tê-hê-ran.
* Người phát ngôn chính phủ I-ran cho biết, Tê-hê-ran tin rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ sớm được dỡ bỏ mặc dù tranh cãi ngoại giao về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân vẫn tiếp diễn. Người phát ngôn nhấn mạnh, I-ran tin rằng, các sáng kiến ngoại giao sẽ dẫn đến một kết quả thuận lợi bất chấp những tranh cãi, vốn là hành động mở đầu tự nhiên để các bên trở lại cam kết trong JCPOA, bao gồm cả việc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt.
* Trước đó, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn tuyên bố Oa-sinh-tơn sẵn sàng trở lại thỏa thuận hạt nhân I-ran, song yêu cầu Tê-hê-ran phải tuân thủ các cam kết. I-ran đặt thời hạn chót ngày 23-2 để Oa-sinh-tơn đảo ngược các biện pháp trừng phạt. Mỹ và I-ran hiện đang tranh cãi việc bên nào phải hành động trước.
Theo Báo Nhân dân
Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đã có cuộc họp nhằm thảo luận tương lai của nhiệm vụ điều động 9.600 binh sỹ hỗ trợ tại Afghanistan
Ngày 17/2, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã đạt một thỏa thuận mua thêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna (Mỹ) trong năm nay, tăng gần gấp đôi số liều vaccine mà EC đăng ký mua từ công ty công nghệ sinh học này của Mỹ cho năm 2021.
Trả lời phóng viên báo chí, bà Jen Psaki khẳng định: "Sẽ mất khoảng vài tháng trước khi Tổng thống có cuộc gặp hoặc mời một nhà lãnh đạo nước ngoài tới để gặp trực tiếp tại Nhà Trắng.”
Thiếu tướng Zaw Min Tun cho biết quân đội Myanmar sẽ không nắm quyền lâu và mục tiêu là tổ chức bầu cử để chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng.
WHO báo cáo số ca nhiễm mới trên toàn cầu trong tuần qua đã giảm 16%, tương đương trên nửa triệu ca; số ca tử vong cũng giảm ở mọi khu vực trên thế giới.
Xin trân trọng giới thiệu 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020 do TTXVN bình chọn: