Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/3, Bộ Mỏ Burkina Faso cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ sạt lở đất ở một mỏ khai thác vàng thủ công ở phía Bắc của nước này. 


Ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ sạt lở. Nguồn: Getty Images

Thông báo của Bộ Mỏ Burkina Faso cho biết vụ lở đất xảy ra đêm 27 rạng sáng 28/2 tại một địa điểm khai thác vàng thủ công ở làng Imyiré, nằm cách Kongoussi khoảng 30 km. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân vụ tai nạn và hiện vẫn chưa biết chính xác số người ở trong mỏ khi trận lở đất xảy ra.

Theo các nhân chứng, nguyên nhân có lẽ do "dầm bị sập gây ra lở đất trong các tầng". Trong khi đó, quan chức địa phương đề cập đến việc sử dụng thường xuyên chất nổ lậu trong các mỏ khai thác cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ sạt lỡ ở địa phương này.

Ở Burkina Faso, những trận lở đất chết người thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa Đông, và chính quyền phải vật lộn để kiểm soát nạn khai thác vàng trái phép vốn đã trở thành một ngành kinh tế chiến lược trong hàng chục năm qua của quốc gia nghèo với 20 triệu dân này.

Từ 400 kg vào năm 2007, sản lượng khai thác vàng chính thức ở Burkina Faso tăng lên hơn 52 tấn vào năm 2018, theo số liệu mới nhất được biết từ Phòng Mỏ Burkina. Hoạt động khai thác vàng, chiếm 13,13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), năm 2018 đã mang lại khoảng 2 tỷ euro cho ngân sách Nhà nước. Ngành vàng chính thức sử dụng 15.000 việc làm trực tiếp và 50.000 việc làm gián tiếp. Tuy nhiên, theo Bộ Mỏ, lĩnh vực thủ công, hay còn gọi là nghề luyện vàng, sử dụng 1,5 triệu người và tạo ra sản lượng bổ sung hàng năm khoảng 10 tấn vàng.

Theo một nghiên cứu của Cơ quan quan sát Kinh tế và Xã hội, một số nhóm thánh chiến cũng tham gia khai thác vàng tại Burkina Faso và thu được lợi nhuận đáng kể từ đó để tài trợ cho các hoạt động của họ.

Theo Baotintuc.vn


Các tin khác


Bài toán phục hồi kinh tế

Nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê đang phải giải quyết thách thức kép, vừa nỗ lực ngăn chặn đại dịch, vừa đưa ra các kế hoạch cụ thể vực dậy nền kinh tế đang gặp khủng hoảng nặng nề. Ðây là nhiệm vụ cần sự đồng thuận của chính phủ các nước trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.

Hoan nghênh thỏa thuận giữa I-ran và IAEA

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22-2 cho biết, Trung Quốc hoan nghênh và đánh giá cao việc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa đạt giải pháp tạm thời, gia hạn hoạt động thanh sát hạt nhân tại I-ran. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh, việc Mỹ trở lại tham gia thỏa thuận hạt nhân I-ran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) là cách tiếp cận đúng đắn, góp phần giải tỏa bế tắc liên quan hồ sơ hạt nhân I-ran.

Thái Lan xem xét miễn cách ly cho khách nước ngoài đã tiêm vaccine Covid-19

Báo chí Thái Lan ngày 23-2 cho biết, trong nỗ lực khôi phục ngành công nghiệp du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ nước này đang xem xét kế hoạch miễn cách ly hai tuần đối với các du khách nước ngoài, nếu họ có bằng chứng xác nhận đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Tin tức thế giới ngày 21/2

* Mỹ khắc phục khó khăn do băng tuyết 

 Theo TTXVN và tin nước ngoài, ít nhất sáu binh sĩ chết trong vụ tai nạn máy bay của lực lượng không quân Mê-hi-cô xảy ra tại thành phố Ê-mi-li-a-nô Da-pa-ta thuộc bang Vê-ra-cru-dơ ngày 21-2 (giờ địa phương). Bộ Quốc phòng Mê-hi-cô đã xác nhận thông tin trên và cho biết, tai nạn xảy ra khi máy bay vừa cất cánh. Giới chức trách, chuyên gia quân sự đang điều tra nguyên nhân tai nạn.

Pháp tái phong tỏa một vùng do dịch lây lan mạnh

Chính quyền vùng Alpes Maritimes ở miền nam nước Pháp, ngày 22-2, quyết định áp đặt trở lại biện pháp phong tỏa cục bộ trong hai kỳ nghỉ cuối tuần sắp tới tại 63 thành phố và khu vực dân cư kể từ ngày 27-2. Đây là vùng đầu tiên ở Pháp áp đặt biện pháp này.

Đề xuất đối thoại nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân I-ran

Theo Roi-tơ, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran A.A-rắc-chi cho biết, I-ran đang xem xét đề xuất về một cuộc họp không chính thức giữa các thành viên tham gia thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Mỹ. Tê-hê-ran cân nhắc đề xuất của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) G.Bo-ren về việc tổ chức cuộc họp này. Phía I-ran cũng đang tham vấn với các đối tác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục