Báo chí Thái Lan ngày 23-2 cho biết, trong nỗ lực khôi phục ngành công nghiệp du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ nước này đang xem xét kế hoạch miễn cách ly hai tuần đối với các du khách nước ngoài, nếu họ có bằng chứng xác nhận đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.


Một bãi biển vắng du khách ở Phuket, Thái Lan đầu năm 2021. (Ảnh: Bưu điện Bangkok)

Tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tuyên bố, Chính phủ của ông sẽ xem xét cho phép miễn cách ly đối với những du khách có chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nhà chức trách Thái Lan cũng sẽ đưa ra một kế hoạch để theo vết những du khách này trong thời gian họ lưu trú trên đất Thái.

Tuyên bố về kế hoạch nới lỏng quy định cách ly đối với du khách nước ngoài đã cho thấy một sự thay đổi về quan điểm của Chính phủ Thái Lan. Trong nhiều tháng qua, Thái Lan luôn khẳng định tất cả mọi du khách đều phải trải qua cách ly bắt buộc, bởi chưa có đầy đủ bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng có thể ngăn chặn lây lan virus. Nếu được triển khai, kế hoạch này có thể giúp thúc đẩy mạnh mẽ du lịch Thái Lan, ngành công nghiệp đã đóng góp tới 20% cho nền kinh tế nước này thời kỳ trước đại dịch.

Bà Nattaporn Triratanasirikul, một nhà kinh tế học tại Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn đánh giá: "Nếu mọi việc được triển khai theo đúng kế hoạch, đó sẽ là một sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với ngành du lịch và nền kinh tế Thái Lan”. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) chỉ ra rằng, việc lượng khách quốc tế thiếu sự phục hồi chắc chắn sẽ là "một rủi ro lớn” đối với dự báo hồi phục kinh tế trung hạn. Thống đốc BOT Sethaput Suthiwartnarueput nói rằng sẽ rất khó để nền kinh tế Thái Lan quay trở lại mức trước đại dịch nếu thiếu du lịch.

BOT cũng vừa hạ thấp dự báo về tăng trưởng kinh tế Thái Lan, vốn đã ở mức suy thoái cao nhất kể từ năm 1998, năm 2021 "có thể sẽ ở mức thấp hơn một chút” so dự báo tăng 3,2% mà họ đưa ra hồi tháng 12-2020.

Mặc dù Thái Lan đã mở cửa cho phần lớn các du khách nước ngoài từ tháng 11-2020, nhưng các quy định về cách ly chặt chẽ đã khiến các du khách ngần ngại. Ngành công nghiệp địa phương đã kêu gọi chính phủ Thái Lan nới lỏng các quy định cách ly để thu hút du khách từ các quốc gia đã bắt đầu tiêm chủng vaccine, thí dụ như: Trung Quốc, Singapore và Anh.

Dự kiến trong hôm nay 24-2, Thái Lan sẽ nhận được những liều vaccine đầu tiên do hãng Sinovac của Trung Quốc cung cấp và sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng toàn quốc trong vòng một tuần tới. Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ hoàn tất việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho khoảng 50% dân số nước này vào cuối năm nay. Ngoài vaccine của Sinovac, Thái Lan cũng đã phê chuẩn và đặt mua 61 triệu liều vaccine của AstraZeneca.

Theo Thủ tướng Prayut, Thái Lan đã cho phép đăng ký và nhập khẩu một số loại vaccine Covid-19 khác đáp ứng các quy định, đồng thời, đồng ý để các bệnh viên tư được phép tiêm các mũi vaccine. Trong thời gian đầu, Chính phủ Thái Lan sẽ đứng ra kiểm soát việc phân phối các mũi vaccine.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Châu Âu và Mỹ mong muốn Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và kêu gọi Iran đàm phán để quay trở lại với thỏa thuận này.

Thái Lan cam kết tiêm vaccine Covid-19 cho cả công dân Thái và người nước ngoài

Ngày 18-2, Chính phủ Thái Lan đưa ra cam kết sẽ bảo đảm cơ hội bình đẳng cho tất cả công dân Thái, người nước ngoài và lao động nhập cư trong việc tiếp cận vaccine Covid-19.

WHO cảnh báo không chủ quan dù số ca mắc mới COVID-19 đang giảm

Theo số liệu của Reuters, các ca nhiễm mới COVID-19 được báo cáo hàng ngày trong một tháng trên toàn thế giới đã giảm và xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 10 vào ngày 18/2.

NATO thảo luận kế hoạch rút quân đội khỏi Afghanistan

Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đã có cuộc họp nhằm thảo luận tương lai của nhiệm vụ điều động 9.600 binh sỹ hỗ trợ tại Afghanistan

EU đạt thỏa thuận mua thêm 150 triệu liều vaccine của hãng Moderna

Ngày 17/2, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã đạt một thỏa thuận mua thêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna (Mỹ) trong năm nay, tăng gần gấp đôi số liều vaccine mà EC đăng ký mua từ công ty công nghệ sinh học này của Mỹ cho năm 2021.

Ông Biden không tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài trong vài tháng

Trả lời phóng viên báo chí, bà Jen Psaki khẳng định: "Sẽ mất khoảng vài tháng trước khi Tổng thống có cuộc gặp hoặc mời một nhà lãnh đạo nước ngoài tới để gặp trực tiếp tại Nhà Trắng.”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục