Ngày 25-2, Cơ quan An toàn Hạt nhân Pháp (ASN) đã "bật đèn xanh” cho phép kéo dài thời gian hoạt động của 32 lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất của nước này thêm 10 năm, từ 40 năm tăng lên 50 năm.

                                               Các lò phản ứng hạt nhân ở Bugey. Ảnh: SIPA.


Theo báo Le Figaro, Cơ quan ASN đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), vận hành các nhà máy hạt nhân, chịu trách nhiệm bảo đảm, nâng cấp độ an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân, phần lớn được đưa vào hoạt động từ những năm 1980.

ASN cho rằng, tất cả các biện pháp do EDF lên kế hoạch và những quy định của ASN đều mở ra triển vọng tiếp tục hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân tăng thêm mười năm.

Trong văn bản, ASN đã đưa ra các điều kiện để các lò phản ứng hạt nhân có thể hoạt động sau khi "đánh giá định kỳ” lần thứ tư diễn ra 10 năm một lần, tức đến cuối những năm 2020 hoặc 2030, tùy thuộc vào ngày đưa vào vận hành của các lò phản ứng hạt nhân, cũng như các biện pháp bổ sung mà cơ quan này cho là cần thiết.

Ông Julien Collet, Phó Tổng giám đốc ASN cho biết, mục tiêu đầu tiên là giảm thiểu hậu quả của các vụ tai nạn, và đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng, với sự cố như chảy lõi của lò phản ứng. Các biện pháp đặc biệt được lên kế hoạch để trong trường hợp xảy ra tai nạn phóng xạ vẫn giới hạn bên trong vỏ bọc.

Thứ hai là các biện pháp liên quan việc tăng cường đề phòng các cuộc tấn công có khả năng xảy ra tại các cơ sở này và các tác động từ bên ngoài như: động đất, lũ lụt..., tác động từ bên trong như sự cố, hỏa hoạn... và cuối cùng là gia cố bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng.

Hiện tổng sản lượng điện hạt nhân của Pháp chiếm khoảng 70%, mức cao nhất thế giới. Pháp cũng đặt mục tiêu giảm sản lượng xuống 50% vào năm 2035 đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Năm ngoái, Pháp đã cho đóng cửa nhà máy hạt nhân lâu đời nhất ở Fessenheim, sát biên giới với Đức, được đưa vào hoạt động từ năm 1977. Chính phủ Pháp cũng lên kế hoạch đóng cửa thêm 12 lò phản ứng hạt nhân khác.

Hiện Pháp xếp thứ hai thế giới với 58 lò phản ứng hạt nhân, còn Mỹ đứng đầu với 99 lò.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục