Ủy ban Kinh tế về châu Phi của Liên hợp quốc (UNECA) cảnh báo việc chậm triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 và thiếu kinh phí để thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước giàu với các nước nghèo có thể khiến châu lục này phát triển thụt lùi từ 2 đến 5 năm.


Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trả lời phỏng vấn báo chí ngày 26/4, bà Vera Songwe, Thư ký điều hành của UNECA, nhấn mạnh: "Việc châu Phi không nhanh chóng triển khai tiêm phòng như hiện nay rõ ràng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế”. Theo bà, sự hạn chế trong tiếp cận vaccine sẽ cản trở các hoạt động đi lại và kinh doanh tại chỗ cũng như làm gián đoạn hoạt động giao dịch thương mại và đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và ngăn trở việc tạo ra 26 triệu việc làm cho người dân.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính sản lượng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ tăng với tốc độ nhanh nhất trong 4 năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi dự báo ở mức 3,4%, tụt hậu so với các khu vực khác.

Cũng theo IMF, các nước nghèo hơn sẽ cần triển khai 450 tỷ USD cho công cuộc tái thiết trong 5 năm tới để rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế phát triển.

Theo bà Songwe, trong khi một số nền kinh tế ở châu Phi đã có thể tiếp cận với nguồn 650 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt mà IMF dự định cung cấp cho các quốc gia mới nổi và có thu nhập thấp để đối phó với COVID-19 và phục hồi kinh tế, việc không đảm bảo có đủ tiền đối với các quốc gia châu Phi khác sẽ khiến cả châu lục phát triển thụt lùi.

Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi cho thấy khoảng 15 triệu liều vaccine đã được tiêm ở lục địa với tổng dân số khoảng 1,3 tỷ người. Theo bà Songwe, để mở rộng khả năng tiếp cận vaccine và mở đường cho các nước châu Phi sản xuất thuốc điều trị, ngày hết hạn của giấy phép bằng sáng chế, đặc biệt là đối với vaccine được tài trợ cho tiêm chủng toàn dân, phải được rút ngắn.

Theo TTXVN

Các tin khác


Ấn Độ ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp có số ca nhiễm cao chưa từng thấy

Ấn Độ ghi nhận 352.991 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại quốc gia Nam Á này tăng lên mốc cao mới.

Ấn Độ ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp có số ca nhiễm cao chưa từng thấy

Ấn Độ ghi nhận 352.991 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại quốc gia Nam Á này tăng lên mốc cao mới.

COVID-19: Bộ Y tế Thái Lan đề xuất các biện pháp phòng dịch mới

Bộ Y tế Thái Lan đã đề xuất thực hiện các biện pháp phong tỏa trọng điểm và một hệ thống mã màu mới để phân biệt các tỉnh có nguy cơ nhất trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba.

Vì sao khủng hoảng COVID-19 tại Ấn Độ là vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới?

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ - cơ sở cung cấp vaccine cho chương trình COVAX giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trong nước.

Mỹ ''bật đèn xanh'' cho việc tiêm vaccine COVID-19 đối với phụ nữ mang thai

Nghi vấn về mức độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với phụ nữ mang thai đã được đặt ra sau khi giới chức y tế Mỹ ra hướng dẫn khuyến khích "phụ nữ mang thai” tiêm vaccine.

WHO cảnh báo nguy bùng phát dịch sởi ở châu Phi

Một số quốc gia châu Phi có thể bùng phát lại dịch sởi do việc tiêm vaccine phòng bệnh hiện bị đình trệ do tác động của đại dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục