Độc giả ngày càng tin tưởng vào truyền
thông kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: AFP
Đây là kết quả được đưa ra trong báo cáo thường niên của
Reuters (Anh) công bố ngày 23/6.
Theo đó, niềm tin với tin tức truyền thông đã tăng 6 điểm phần trăm lên 44% kể
từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Con số này được đúc kết dựa trên khảo sát ý kiến do công ty
phân tích dữ liệu YouGov (Anh) thực hiện tại 46 quốc gia với hơn 92.000 người
tham gia. Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết nơi có tỷ lệ tin tưởng truyền
thông cao nhất là Phần Lan với 65% số người được hỏi, trong khi Mỹ là quốc gia
có mức thấp nhất, chỉ 29%.
Ông Nic Newman, người chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá: "Việc
tập trung vào đưa tin sự thật trong dịch COVID-19 khiến thông tin thêm phần
minh bạch”. Ông cũng bổ sung rằng độc giả ở hầu hết các quốc gia đều quan tâm
nhiều vào "các nguồn chính xác và đáng tin cậy”.
Nghiên cứu của Reuters cũng cho kết quả là báo in tiếp tục
đi vào đà giảm, chịu tác động mạnh bởi hụt doanh thu từ quảng cáo do dịch
COVID-19.
Một điểm đáng chú ý là lòng tin với thông tin được chia sẻ
trên mạng xã hội vẫn khá thấp, chỉ ở mức 24%. Độc giả cũng dần gia tăng lo ngại
về tin giả, nhưng mức độ quan ngại khá khác biệt giữa các quốc gia với Brazil
là 82% và Đức là 37%.
Thế hệ trẻ không có nhiều tương tác với truyền thông truyền
thống và thường tiếp cận tin tức qua mạng xã hội, thông báo…
TheoBaotintuc
Liên hợp quốc (LHQ) mới đây đã phát động chương trình hành động cho giai đoạn 2021-2030 là "thập niên phục hồi hệ sinh thái”, với mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi những tác động tiêu cực của con người lên môi trường sống thiên nhiên. Nhân Ngày môi trường thế giới 5-6, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) kêu gọi những "nỗ lực chưa từng có để chữa lành Trái đất”.