Theo báo cáo của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, biến thể Delta lây lan nhanh khiến tỷ lệ dân số có kháng thể cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng bị nâng lên trên 80% hoặc gần 90%.
Mỹ vừa đạt mục tiêu tiêm chủng ít nhất 1 liều cho 70% người trưởng
thành.
Tờ Bloomberg đưa tin con số do hiệp hội trên công bố ngày 3/9 cao
hơn nhiều so với tỷ lệ ước tính trước đây là 60 – 70%. Phó Giáo sư Richard
Franco tại Đại học Alabama giải thích ngưỡng miễn dịch cộng đồng đã bị nâng cao
hơn là do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh gấp đôi chủng virus
SARS-CoV-2 ban đầu.
Miễn dịch cộng đồng dựa trên cơ sởrằng khi một tỷ lệ phần
trăm dân số nhất định đạt được khả năng miễn dịch nhờ tiêm phòng hoặc do từng
nhiễm virus trước đó, nó sẽ giúp bảo vệ quần thể dân số rộng hơn cũng như hạn
chếlây truyền virus từ người này sang người.
Theo dữ
liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, 70% dân số nước này đã
tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có khoảng 50% đã tiêm đủ
hai liều, tương đương với 165 triệu người.
Trong khi đó, khoảng 35 triệu người Mỹ đã có kết quả xét nghiệm
dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi xảy ra đại dịch đến nay.
Hiện số
ca mắc COVID-19 tại Mỹ tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu vực có tỷ lệ
tiêm chủng thấp. Tình trạng này khiến giới chuyên gia tăng cường khuyến cáo
người dân đi tiêm chủng nhiều hơn nữa.
Theo Baotintuc
Lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước, ngày 3/8, người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nhật Bản (JMA) Toshio Nakagawa kêu gọi chính phủ ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc nhằm kiềm chế sự bùng phát số ca nhiễm COVID-19 tại thủ đô Tokyo và nhiều nơi khác.
Phóng viên TTXVN tại Washington đưa tin, ngày 2/8, Mỹ đã đạt cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 với 70% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-9, muộn hơn gần một tháng so với mục tiêu ban đầu mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đề ra là vào ngày 4/7.
Virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành khắp các châu lục với những biến thể mới ngày càng nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh việc sản xuất và phân phối vaccine toàn cầu vấp phải nhiều thách thức, nhiều quốc gia kỳ vọng thuốc đặc trị sẽ là công cụ hiệu quả trong tiến trình đẩy lùi đại dịch.
Theo số liệu do Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu công bố ngày 2/8, châu lục này đã ghi nhận 60.093.393 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.220.486 trường hợp tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 2/8, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết kịch bản tồi tệ nhất về số ca mắc COVID-19 đã không xảy ra tại quốc gia này.
Tàu Ocean Viking, tàu cứu hộ của Tổ chức phi chính phủ SOS Méditerranée ở Địa Trung Hải, đã giải cứu gần 200 người di cư trên các thuyền gặp nạn ở ngoài khơi Libya.