Liên minh châu Âu sẽ "chưa sẵn sàng và không có năng lực để ứng phó với một cuộc khủng hoảng di cư lớn nữa,” Bộ trưởng Nhập cư Hy Lạp Notis Mitarachi khẳng định ngày 11/8.
Những người di cư Syria chờ đăng ký thủ tục tại cảng Mytilene, đảo Lesbos (Hy Lạp). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Nhập cư Hy Lạp Notis Mitarachi ngày 11/8 cho biết Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng để đương đầu với một cuộc khủng hoảng nhập cư mới như từng xảy ra năm 2015 và cần hành động để ngăn người di cư từ Afghanistan.
Phát biểu với hãng tin Reuters, Bộ trưởng Mitararchi khẳng định EU sẽ "chưa sẵn sàng và không có năng lực để ứng phó với một cuộc khủng hoảng di cư lớn nữa,” đồng thời cho rằng EU cần hỗ trợ nhiều hơn để Thổ Nhĩ Kỳ giảm bớt sức ép của những người di cư đến từ Afghanistan.
Ông Mitararchi là một trong 6 quan chức đã ký tên vào bức thư chung gửi lên Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi EU tiếp tục chính sách trục xuất người không được chấp nhận tị nạn vào EU.
Ông lập luận rằng nếu ngừng trục xuất sẽ gây hiểu lầm và chỉ khuyến khích người Afghanistan tìm đường đến châu Âu.
Nhiều nước thành viên EU đang lo ngại rằng các diễn biến tại Afghanistan có thể làm bùng phát một cuộc khủng hoảng di cư giống như khối từng phải đối mặt năm 2015, khi hơn 1 triệu người, hầu hết từ Syria, Afghanistan và Iraq, tìm "miền đất hứa” ở EU./.
Theo TTXVN
Trong lúc cái tên Delta đang là trung tâm chú ý trên toàn thế giới, thì giới chuyên gia lại đang cảnh báo về nguy cơ từ một biến thể COVID-19 mới, biến thể Lambda, được cho là có thể "kháng vaccine".
Vaccine ngừa COVID-19 đã mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.
COVID-19 gây ra những di chứng thần kinh, thể chất đeo bám dai dẳng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em, cho dù chỉ mắc bệnh thể nhẹ.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ bốn từ ngày 10-16/8 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân.
Làn sóng dịch mới tại những nước áp dụng biện pháp chống dịch "không ca mắc COVID-19" như Australia và Trung Quốc cho thấy dường như biến thể Delta đã phá vỡ được vòng phòng thủ và khiến hai nước này phải xem xét điều chỉnh chính sách.
Một khảo sát ban đầu tại Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đều có các phản ứng phụ tương tự hoặc ít hơn so với khi tiêm mũi thứ hai.