Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tách biệt được một loại kháng thể có thể là "thuốc giải” hiệu quả với mọi biến thể của COVID-19 từng được phát hiện cho đến nay.
Kháng thể 35B5 được kỳ vọng là "thuốc giải" cho đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters
Trong nghiên cứu được công bố ngày 30/11, nhóm chuyên gia tại nhiều viện nghiên cứu của Trung Quốc - trong đó có Đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu và Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu - cho biết họ có thể đã tìm ra "thuốc giải” cho đại dịch COVID-19.
Kênh truyền hình RT đưa tin nhóm chuyên gia này khẳng định kháng thể đơn dòng 35B5 đã cho thấy hiệu quả ở trong phòng thí nghiệm lẫn trong thử nghiệm thực tế trên một cơ thể sống. Được biết, 35B5 có thể trung hòa loại virus SARS-CoV-2 gốc chưa đột biết cũng như tất cả các biến chủng gây lo ngại (VOC). Thử nghiệm thực tế được tiến hành trên chuột đã qua biến đổi giống với con người.
Đáng lưu ý, kháng thể đơn dòng này cũng phát huy tác dụng đối với biến thể Delta có lượng đột biến cao, vốn đã gây ra các làn sóng lây nhiễm nguy cấp trên toàn thế giới kể từ khi xuất hiện ở Ấn Độ vào đầu năm nay.
"35B5 vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 bằng cách nhắm vào một biểu vị duy nhất (một phần của phân tử kháng nguyên mà kháng thể tự gắn vào) để tránh cách vị trí đột biến”, nghiên cứu lý giải. Hay nói cách khác, 35B5 nhắm vào phần duy nhất của virus không thay đổi trong quá trình đột biến. Nói cách khác, 35B5 nhắm vào một phần duy nhất của virus không thay đổi trong quá trình đột biến.
Bằng cách nhắm mục tiêu vào một phần của virus không bị ảnh hưởng bởi các đột biến được xác định trong các VOC lưu hành, kháng thể 35B5 đã chứng minh khả năng trung hòa toàn diện hiệu quả trên nhiều chủng. Các nhà khoa học lập luận rằng những phát hiện này có thể giúp ích cho việc điều chế vaccine ngừa SARS-CoV-2 chung.
Giới nghiên cứu Trung Quốc lưu ý rằng một phần biểu vị của kháng nguyên bị kháng thể 35B5 nhắm mục tiêu cũng xuất hiện trong biến thể mới Omicron.
Nghiên cứu trên được đánh giá là đặc biệt giá trị trong bối cảnh Omicron với khả năng đột biến cao đã lan rộng hơn 20 quốc gia. Các nhà lãnh đạo và giới khoa học trên khắp thế giới lo ngại biến chủng có thể né tránh khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra cũng như dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta.
Tuy vậy, hiện chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo liên quan tới Omicron và phải mất nhiều tuần để biết biến thể này có khả năng kháng vaccine hoặc gây bệnh nghiêm trọng hơn Delta hay không.
Theo báo Tin tức
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/11 đã đặt lại tên cho biến thể mới B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại.
Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng cảnh giác trong bối cảnh thế giới đang lo lắng về "biến thể đáng lo ngại" Omicron.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 26/11 kêu gọi dừng tất cả liên kết không vận với các địa điểm đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.1.529.
Biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện với rất nhiều đột biến đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp để đánh giá tình hình và thảo luận cách thức đối phó với mối nguy mới này.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 541.146 trường hợp mắc COVID-19 và 6.378 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 256,8 triệu ca, trong đó trên 5,15 triệu người không qua khỏi.
Các quốc gia châu Âu đang bước vào một mùa đông lạnh giá với nhiều âu lo khi số ca mắc mới Covid-19 tăng nhanh trên toàn "lục địa già". Ngoài mối lo dịch bệnh, giới chức châu Âu còn lo ngại một "làn sóng phá sản" của các doanh nghiệp đang đến gần vì những khó khăn do Covid-19 gây ra.