Tuyên bố của nhóm y tế Nam Phi được đưa ra sau khi nhóm này công bố một bài báo trên trang mạng medrxiv.org dưới dạng bản in trước.

Trung tâm Mô hình hóa và Phân tích Dịch tễ Nam Phi (SACEMA) và Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NICD) nước này cho biết, phát hiện mới nhất đã "cung cấp bằng chứng dịch tễ học về khả năng né miễn dịch của biến thể Omicron tránh lây nhiễm bệnh trước đó".

Tuyên bố của nhóm y tế Nam Phi được đưa ra sau khi nhóm này công bố một bài báo trên trang mạng medrxiv.org dưới dạng bản in trước, có nghĩa là công trình chưa được thẩm định đồng cấp.

Nhà vi sinh học Anne von Gottberg tại NICD cũng lặp lại quan điểm tương tự tại một cuộc họp báo trực tuyến do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức, nói rằng Nam Phi đang chứng kiến ​​sự gia tăng số ca tái nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron. Cụ thể, Nam Phi đã báo cáo 11.535 trường hợp nhiễm mới trong ngày 2/12, tăng mạnh so với 312 ca vào 10 ngày trước đó.

NICD cùng với một mạng lưới các tổ chức y tế rộng lớn hơn thực hiện giải mã trình tự gene trên các mẫu và cho biết vào ngày 1/12, biến thể Omicron có thể né tránh một số khả năng miễn dịch và nhanh chóng trở thành biến thể thống trị tại nước này. 

Theo NICD, một phân tích dữ liệu giám sát định kỳ ở Nam Phi từ tháng 3/2020 đến ngày 27/11/2021 cho thấy, "nguy cơ tái nhiễm của Omicron cao hơn đáng kể so với các biến thể Beta và Delta trong đợt bùng phát thứ hai và thứ ba". Sự gia tăng các ca tái nhiễm thay vì lây nhiễm mới sẽ là một dấu hiệu cho thấy, chủng virus mới đã phát triển khả năng tránh được miễn dịch tự nhiên khỏi nhiễm bệnh trước đó.

Juliet Pulliam, Giám đốc của SACEMA và là tác giả của bài báo, cho biết trong bài báo của mình, ca mắc Omicron có thể sẽ được ghi nhận ở tất cả các tỉnh của Nam Phi vào đầu đến giữa tháng 12 năm nay. 

Phân tích dựa trên 2.796.982 người có kết quả xét nghiệm dương tính ít nhất 90 ngày trước ngày 27/11, trong số đó có 35.670 trường hợp bị nghi ngờ là tái nhiễm.


                                                            
Theo VTV.vn

Các tin khác


Các nước gia hạn tình trạng khẩn cấp do biến thể mới

Tổng thống Colombia Ivan Duque thông báo nước này sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp để ứng phó với dịch Covid-19 do sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi Omicron. Theo đó, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài đến ngày 28/2/2022. Colombia trước đó có kế hoạch gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 11 này.

WHO: Biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 là "đáng quan ngại"

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/11 đã đặt lại tên cho biến thể mới B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại.

WHO kêu gọi Đông Nam Á cảnh giác trước biến thể Omicron

Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng cảnh giác trong bối cảnh thế giới đang lo lắng về "biến thể đáng lo ngại" Omicron.

EU kêu gọi dừng liên kết không vận với tất cả các địa điểm đã phát hiện biến thể B.1.1.529

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 26/11 kêu gọi dừng tất cả liên kết không vận với các địa điểm đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.1.529.

WHO họp khẩn để đánh giá, bàn cách đối phó với biến thể mới ‘siêu đột biến’

Biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện với rất nhiều đột biến đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp để đánh giá tình hình và thảo luận cách thức đối phó với mối nguy mới này.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 26/11: Thế giới vượt 260 triệu ca bệnh; Châu Âu dịch bùng phát nghiêm trọng

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 541.146 trường hợp mắc COVID-19 và 6.378 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 256,8 triệu ca, trong đó trên 5,15 triệu người không qua khỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục