Giới chức chính quyền và các nhà khoa học châu Âu cho rằng chỉ sau vài tuần nữa Omicron sẽ là chủng thống trị ở tại nhiều vùng thuộc châu lục.


Một điểm tiêm chủng vaccine ở London, Anh trong ngày 7/12/2021. Ảnh: Shutterstock

Thông tin tốt lành chính là việc những bằng chứng mới nổi tại Anh, Na Uy và Nam Phi cho thấy vaccine vẫn có khẳ năng bảo vệ cao, ngăn tình trạng bện diễn tiến nặng ở người nhiễm Omicron. Chính phủ các nước vì thế cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đại trà và mở rộng chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường.

Các ca nhiễm Omicron cho đến thời điểm này đều ở thể nhẹ và trung bình. Giới chức Na Uy cho biết nguyên nhân có thể là việc lây nhiễm xuất hiện nhiều ở người đã tiêm vaccine trong bối cảnh các nước nâng độ che phủ vaccine lên mức cao. Nhiều ca nhiễm phục hồi chỉ sau ít ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng còn quá sớm để khẳng định tình trạng bệnh nhẹ là do Omicron giảm độc lực hay là do hiệu quả của vaccine hoặc nhờ vào miễn dịch tự nhiên từ người đã nhiễm trước đó hay yếu tố tuổi tác.

Biến thể lần đầu tiên xuất hiện tại Nam Phi đã buộc nhiều nước trên thế giới kích hoạt quy định cấm nhập cảnh với người đến từ nhiều nước miền nam châu Phi, gây ra quan ngại về khả năng thế giới có thể loại trừ được đại dịch. Kết quả nghiên cứu ban đầu từ phòng thí nghiệm Nam Phi cũng như các ca nhiễm ở châu Âu cho thấy Omicron có thể lây lan mạnh hơn các chủng trước, nhưng sẽ không làm giảm miễn dịch ở người đã hoàn tất tiêm chủng vaccine hay đã nhiễm COVID-19.

Bộ Y tế Anh ngày 7/12 cho biết nước này hiện đã ghi nhận 437 ca nhiễm Omicron sau hai tuần phát hiện ca đầu tiên. Nhưng trong số này chưa ghi nhận trường hợp nặng nào phải nhập viện. Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học tại Đại học London cùng giáo sư Neil Ferguson – chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Imperial, nhìn nhận số ca mắc Omicron ở Anh tăng nhanh, trung bình gấp hai lần sau mỗi ba ngày. Điều này đồng nghĩa với việc Omicron sẽ thay thế Delta để trở thành chủng trội chỉ trong tháng 1 tới.

Cùng ngày, chính quyền thành phố Oslo (Na Uy) thông báo ít nhất 30 người được xác định nhiễm Omicron sau khi dự một bữa tiệc với hơn 130 người vào ngày 26/11. Trong số những người dự tiệc này có một người từng tới miền Nam châu Phi ít ngày trước đó. Tất cả những người này đều đã được tiêm vaccine phòng bệnh và biểu hiện triệu chứng nhẹ, trong đó có đau đầu, đau họng và ho.

Ổ dịch tại Oslo giúp các nhà dịch tễ học có được đánh giá tổng quan bước đầu về khả năng lây nhiễm nhanh của Omicron, kể cả ở người đã hoàn thành tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên, 11 ngày sau khi dự tiệc, chưa một ai trong 30 trường hợp nhiễm Omicron phải nhập viện. Đó là lý do để chính phủ Na Uy một lần nữa nhắc lại quy định chỉ người đã tiêm vaccine mới được tham dự các buổi tiệc.

Nhiều ca mắc hồi phục ổn định, có thể sẽ được xuất viện trong ngày 8/12. "Sức khỏe của họ đều ổn. Những người còn lại cũng chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ, như họ, sốt, chảy nước mũi”, Tine Ravlo – bác sĩ trưởng quận Frogner ở thủ đô Oslo nói.

Tuy nhiên, chính phủ Na Uy vẫn siết chặt các quy định hạn chế để phòng dịch. Các bệnh viện đã bắt đầu gặp sức ép từ lượng bệnh nhân nhập viện, chủ yếu là người chưa tiêm vaccine. Biến thể Omicron có thể sẽ làm gia tăng gánh nặng đối với hệ thống y tế, khi nó được dự báo sẽ là chủng thống trị ở Na Uy vào tháng 1 tới. Chính quyền cũng ra quyết định rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi tăng cường và mở rộng đối tượng, độ tuổi được tiêm mũi vaccine tăng cường.

Đan Mạch đang tiến hành truy vết, xét nghiệm với ổ dịch Omicron liên quan đến hai sự kiện lớn diễn ra trong ngày 27/11: Một bữa tiệc Giáng sinh buổi trưa với 150 người và một buổi hòa nhạc có 2.000 khán giả ở Aalborg. Đã có 64 ca dương tính với Omicron sau khi dự tiệc và 10 người khác ở buổi hòa nhạc. Đến thời điểm ngày 7/12, Đan Mạch ghi nhận 398 ca nhiễm Omicron.

Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu tại sao Omicron lại lây lan nhanh vượt trội. Giới chức y tế Anh cho biết họ có bằng chứng cho thấy thời gian để lây nhiễm từ người sang người ở Omicron nhanh hơn so với các chủng trước. Theo Martin Hibberd, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, thông thường thời gian để khởi phát lây nhiễm là 6 ngày với các chủng cũ, kể cả chủng Delta. Nhưng với Omicron, thời gian này rút ngắn xuống chỉ còn 3 ngày và đó là lời giải thích tại sao Omicron lây lan với tốc độ nhanh hơn.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


COVID-19 tới 6h sáng 6/12: Thêm 3.800 ca tử vong; Anh-Pháp-Đức dẫn đầu ca nhiễm mới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 400.000 ca nhiễm và 3.815 ca tử vong. Ba nước Anh, Pháp, Đức lần lượt dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây lo ngại.

Nguy cơ tái nhiễm từ biến thể Omicron có thể cao gấp ba lần so với biến chủng Delta

Tuyên bố của nhóm y tế Nam Phi được đưa ra sau khi nhóm này công bố một bài báo trên trang mạng medrxiv.org dưới dạng bản in trước.

Giới khoa học Trung Quốc tìm ra kháng thể vô hiệu hóa mọi biến thể COVID-19

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tách biệt được một loại kháng thể có thể là "thuốc giải” hiệu quả với mọi biến thể của COVID-19 từng được phát hiện cho đến nay.

Pfizer sẵn sàng bàn giao thuốc điều trị COVID-19 để phân phối khắp châu Âu và Mỹ

Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ thông báo đã chuẩn bị bàn giao lô hàng đầu tiên thuốc điều trị COVID-19 có tên gọi PAXLOVID, đồng thời chuyển số hàng này đến sân bay để sẵn sàng phân phối thuốc trên khắp châu Âu và Mỹ, một khi nhà chức trách phê duyệt sản phẩm.

Việt Nam thúc đẩy và đề cao luật pháp quốc tế

Ngày 30/11, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và một số nhà nghiên cứu, thực hành luật pháp quốc tế của Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO) lần thứ 59 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hồng Công (Trung Quốc).

Thế giới gần chạm mốc 262 triệu ca mắc COVID-19; biến thể Omicron đe dọa lây lan

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/11 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới ghi nhận 261.969.242 ca mắc COVID-19 và 5.220.511 ca tử vong. Số ca hồi phục là 236.600.130 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục