Các thông tin ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, dấy lên hy vọng virus này sẽ giảm độc lực trong tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hy vọng này là quá sớm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Suva, Fiji ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ SCMP, hy vọng trên phù hợp với quan niệm xưa nay rằng các mầm bệnh sẽ gây ít ca tử vong hoặc bệnh nặng hơn sau một thời gian khi chúng tiến hóa, để giảm bớt tác động tới vật chủ và có thể tiếp tục sinh sôi.
Dù vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng cho dù biến thể Omicron tiến hóa để lây lan nhanh hơn biến thể Delta, không có nghĩa là Omicron sẽ ít nguy hiểm hơn trong quá trình tiến hóa và chúng ta không nên coi nhẹ biến thể này cho tới khi có thêm thông tin.
Tính tới ngày 6/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chưa có ca tử vong nào do biến thể Omicron. Tuy nhiên, WHO kêu gọi thận trọng trước nhận định của hai chuyên gia y tế Nam Phi, rằng bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. WHO cho biết cần hàng tuần để xác định xem Omicron có gây bệnh nặng không và nghiên cứu sơ bộ cho thấy nguy cơ Omicron gây tái nhiễm cao gấp ba lần so với các chủng Beta và Delta.
Một lượng lớn người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trong các ca nặng hơn, có thể mất hàng tuần kể từ khi nhiễm cho tới khi tử vong, có nghĩa là virus này có nhiều thời gian để lây lan.
Giáo sư Nigel McMillan, đồng Giám đốc Trung tâm Y khoa Gien và Tế bào Griffith tại Đại học Griffith ở Australia, nhận định: "Điều bất thường là virus này sinh sôi nhiều trước khi gây triệu chứng vì thế tôi cho rằng nó sẽ khác quy luật bình thường. Ý kiến rằng virus dễ lây hơn nhưng triệu chứng nhẹ hơn là không đúng. Nó có vẻ như nhẹ hơn nhưng virus này vẫn sẽ gây tử vong nhiều hơn cúm, vì thế nó vẫn rất nghiêm trọng”.
Các virus đột biến liên tục khi chúng tự sinh sôi để xâm nhập tế bào vật chủ. Mặc dù nhiều đột biến không có ảnh hưởng tới virus nhưng một số đột biến có thể giúp chúng sinh sản nhanh hơn, lan nhanh hơn.
Một nhóm virus có đột biến sẽ rất khác so với virus gốc hoặc các nhóm virus được xếp là biến thể.
Các virus RNA, trong đó có virus Corona, có tốc độ đột biến nhanh và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một biến thể xuất hiện có đặc tính lây lan nhanh hơn Delta và có độc lực mạnh hơn.
Ông Jeffrey Joy, Trợ lý giáo sư tại Đại học British Columbia, nhận định: "Nhiều người giả định rằng quá trình tiến hóa sẽ tạo ra một loại virus ít nguy hiểm hơn với vật chủ. Điều này không đúng. Virus giảm độc lực hay tăng độc lực tùy thuộc vào tương tác phức tạp giữa một loạt nhân tố khác nhau”.
Các nhân tố này gồm thời gian nhiễm virus, khả năng lây lan và tổn hại mà virus gây ra. Kết quả tương tác giữa các nhân tố này sẽ xác định phương hướng phát triển của độc lực. Nó có thể đi theo hai hướng, tức là ít độc lực hơn hoặc độc lực mạnh hơn, hoặc vẫn như cũ”.
Biến thể Omicron có 32 đột biến ở protein gai. Các nhà khoa học đang khẩn trương tìm hiểu hiệu quả của vaccine hiện tại với Omicron.
Hiểu rõ đặc tính sinh học của Omicron sẽ cần thời gian nhưng kết quả sẽ cho ta biết biến thể này có thể thay đổi diễn biến đại dịch COVID-19 ra sao. Biến thể lây lan hơn có thể sẽ nguy hiểm hơn biến thể chỉ né tránh một phần hệ miễn dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kathmandu, Nepal ngày 14/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những kịch bản tệ nhất là Omicron sẽ thay thế Delta, trở thành chủng hoành hành phổ biến và con người có miễn dịch thấp hơn, khiến phản ứng chống dịch bệnh toàn cầu chệch hướng.
Mặc khác, Omicron có thể đi theo hướng của Beta - một biến thể gây quan ngại, gây bệnh nặng hơn, né tránh miễn dịch tốt hơn, nhưng lại không thể lây lan với tần suất cao ở hầu hết khu vực và sẽ lụi tàn dần dần.
Có điều chắc chắn là Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng và chúng ta có thể chứng kiến nhiều biến thể nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn cả Delta.
Dù có biến thể dễ lây hơn Delta, gây nhiều ca tử vong và bệnh nặng hơn, nhưng vẫn có lý do để hy vọng kiềm chế được đại dịch này. Tiêm chủng sẽ giúp giảm rủi ro bệnh nặng. Các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu xem có cần cập nhật vaccine hiện có hay không.
Trên 42,7% dân số thế giới đã tiêm chủng đầy đủ nhưng chủ yếu là ở nước giàu. Châu Phi, nơi Omicron lần đầu xuất hiện, mới tiêm đầy đủ cho chưa đầy 8% dân số.
Các chuyên gia khẳng định không thể loại trừ virus này, cho dù với tỷ lệ tiêm chủng cao, vì virus có thể tiếp tục tiến hóa và lây lan. Kết quả dễ xảy ra nhất là virus sẽ trở thành virus tương tự cúm mùa.
Theo Baotintuc.vn
Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tách biệt được một loại kháng thể có thể là "thuốc giải” hiệu quả với mọi biến thể của COVID-19 từng được phát hiện cho đến nay.
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ thông báo đã chuẩn bị bàn giao lô hàng đầu tiên thuốc điều trị COVID-19 có tên gọi PAXLOVID, đồng thời chuyển số hàng này đến sân bay để sẵn sàng phân phối thuốc trên khắp châu Âu và Mỹ, một khi nhà chức trách phê duyệt sản phẩm.
Ngày 30/11, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và một số nhà nghiên cứu, thực hành luật pháp quốc tế của Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO) lần thứ 59 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hồng Công (Trung Quốc).
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/11 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới ghi nhận 261.969.242 ca mắc COVID-19 và 5.220.511 ca tử vong. Số ca hồi phục là 236.600.130 ca.
Tổng thống Colombia Ivan Duque thông báo nước này sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp để ứng phó với dịch Covid-19 do sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi Omicron. Theo đó, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài đến ngày 28/2/2022. Colombia trước đó có kế hoạch gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 11 này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/11 đã đặt lại tên cho biến thể mới B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại.