Ngày 9/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các khuyến nghị về những nhóm nên được tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 sau khi được tiêm phòng đầy đủ.
Ảnh minh họa
Theo đó, sau cuộc họp đánh giá về việc tiêm liều tăng cường, Ủy ban cố vấn vaccine của WHO (SAGE) cho rằng, những người mắc các vấn đề suy giảm miễn dịch hoặc đã được tiêm những loại vaccine bất hoạt nên được tiêm liều tăng cường.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/12, Chủ tịch SAGE Alejandro Cravioto cho biết, ngày càng có nhiều số liệu cho thấy hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 suy giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, hiệu quả bảo vệ của vaccine ở nhóm người cao tuổi đang giảm mạnh vì đây là nhóm được ưu tiên tiêm đầu tiên trong các chiến dịch tiêm phòng.
Giám đốc bộ phận về miễn dịch và vaccine của WHO Kate O'Brien cho biết, các loại vaccine COVID-19 cho hiệu quả bảo vệ rất tốt trong 6 tháng sau khi tiêm phòng đầy đủ và nếu có suy giảm thì cũng chỉ ở những mức không đáng kể. WHO cũng đề cập các loại vaccine bất hoạt như vaccine của Sinovac (Trung Quốc) và Bharat (Ấn Độ). Trong khi đó, vaccine phòng bệnh loại 1 liều duy nhất của Johnson & Johnson cũng vẫn có hiệu quả trước virus SARS-CoV-2 nhưng các thử nghiệm lâm sàng mà công ty thực hiện cho thấy việc tiêm 2 mũi vaccine này sẽ mang lại thêm lợi ích.
Thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho các nhóm cao tuổi và nhóm có bệnh nền. Tuy nhiên, những lo ngại về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang khiến một số quốc gia mở rộng nhóm được tiêm mũi tăng cường. Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng còn thấp ở các nước đang phát triển, từ nhiều tháng nay, WHO liên tục kêu gọi các nước cân nhắc để ưu tiên tiêm phủ mũi đầu cho càng nhiều người trên thế giới càng tốt thay vì triển khai tiêm mũi tăng cường ở những nước đã có tỷ lệ bao phủ cao.
Bên cạnh những thông tin về liều tăng cường, WHO cũng nêu những khó khăn mà cơ chế COVAX - nhằm phân bổ vaccine đồng đều đến các nước thu nhập thấp- gặp phải khi các nước giàu có quyên góp vaccine hạn sử dụng không đủ dài để đảm bảo quá trình phân phối hiệu quả hơn.
Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại rằng, nhiều nước châu Phi không thể triển khai tiêm vaccine kịp thời trước khi hết hạn sử dụng. Ngày 7/12, hãng tin Reuters (Anh) đưa tin, khoảng 1 triệu liều vaccine COVID-19 đã bị hết hạn mà chưa kịp sử dụng tại Nigeria hồi tháng trước. Bà Kate O'Brien cũng cho biết tỷ lệ vaccine bị hủy bỏ tại các nước nhỏ nhận vaccine qua cơ chế COVAX ít xảy ra hơn so với nhiều nước thu nhập cao.
Theo VTV.VN
Giới chức chính quyền và các nhà khoa học châu Âu cho rằng chỉ sau vài tuần nữa Omicron sẽ là chủng thống trị ở tại nhiều vùng thuộc châu lục.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 545.000 ca nhiễm và 6.805 ca tử vong. CEO của Pfizer khẳng định nếu cần vaccine phòng Omicron sẽ sẵn sàng vào tháng 3, trong khi châu Âu khuyến nghị kết hợp vaccine COVID-19 vector với mRNA cho hiệu quả miễn dịch tốt hơn.
Các thông tin ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, dấy lên hy vọng virus này sẽ giảm độc lực trong tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hy vọng này là quá sớm.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 409.263 trường hợp mắc COVID-19 và 4.495 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 266 triệu ca, trong đó trên 5,27 triệu người không qua khỏi.
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron và sự gia tăng các trường hợp trẻ em mắc COVID-19, Chính phủ Bỉ đang tập trung thúc đẩy việc tiêm cho trẻ em lứa tuổi từ 5-11.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 400.000 ca nhiễm và 3.815 ca tử vong. Ba nước Anh, Pháp, Đức lần lượt dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây lo ngại.