Ngày 5/1, Pháp ghi nhận hơn 332 nghìn ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, buộc chính phủ phải xem xét các biện pháp ứng phó quyết liệt hơn. Nhiều nước ở châu Âu cũng đối mặt nguy cơ lây lan rộng của làn sóng biến thể Omicron.


Lo ngại làn sóng biến thể Omicron, rất đông người Pháp đi tiêm vaccine trong mấy ngày qua.

Đây là kỷ lục rất đáng lo ngại đối với Pháp. Trong tuần qua, trung bình có hơn 160 ca mắc và 188 ca tử vong mỗi ngày. Riêng trong ngày 5/1, có 2.500 người nhập viện, gồm 400 ca bệnh nặng.

Dù số bệnh nhân đang được điều trị còn thấp hơn nhiều so mức đỉnh dịch vào đầu năm 2020, áp lực đối với các bệnh viện ở Pháp ngày càng lớn do số nhập viện tăng liên tục. Theo Bộ Y tế Pháp, hiện có hơn 20 nghìn bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, có hơn 3.600 ca tại các khoa hồi sức. Điều đáng lo ngại là số trẻ em đang được điều trị hồi sức tăng mạnh so năm 2021.

Trước tình hình dịch bệnh lây lan rất đáng lo ngại, Chính phủ Pháp buộc phải xem xét một số biện pháp ứng phó khẩn cấp. Ngày 4/12, trong cuộc trả lời phóng vấn tờ Le Parisien, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ có biện pháp cứng rắn đối với những người kiên quyết không chịu tiêm vaccine phòng Covid-19.

Tổng thống Pháp cũng chỉ trích những người bài vaccine là "vô trách nhiệm" và muốn hạn chế những người không tiêm vaccine tham gia các hoạt động xã hội. Lý do là vì 85% bệnh nhân tại các khoa hồi sức là những người chưa được tiêm phòng.

Quốc hội Pháp đang xem xét dự luật "chứng nhận vaccine" thay thế "chứng nhận âm tính với virus corona" nhằm tăng cường chiến dịch tiêm chủng và dự luật "tăng cường các công cụ đối phó khủng hoảng y tế". Dự kiến, luật về chứng nhận vaccine có hiệu lực từ ngày 15/1 và 1 tháng sau đó, chỉ những người được tiêm đủ 3 liều vaccine mới có chứng nhận. Khoảng cách giữa các liều vaccine cũng sẽ giảm từ 5 xuống còn 3 tháng.

Đây là một biện pháp cứng rắn của chính phủ nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng để hạn chế số ca bệnh nặng và duy trì hoạt động hoạt động của các lĩnh vực. Theo ước tính của các chuyên gia y tế, mức độ lây lan như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nguồn nhân lực của một số ngành, trong đó có giáo dục.   

Tính đến ngày 4/12, có 77,4% dân số ở Pháp đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Do dịch bệnh ngày càng lan rộng và nhiều người vẫn bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 mũi, người dân ở Pháp xếp hàng rất đông tại các điểm tiêm chủng trong mấy ngày qua. Riêng ngày 5/1, có tới 66 nghìn người đi tiêm mũi vaccine đầu tiên, mức cao nhất kể từ tháng 10/2021. 

Số ca nhiễm mới cũng tăng vọt tại một số nước Tây Âu khác, như Tây Ban Nha và Italia, với hơn 100 nghìn ca mắc mỗi ngày. Để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, ngày 5/1, Chính phủ Italia quyết định áp dụng quy định tiêm chủng bắt buộc đối với những người trên 50 tuổi. Từ ngày 10/1, quy định bắt buộc phải có chứng nhận tiêm chủng sẽ có hiệu lực đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tại khách sạn, hội chợ, hội nghị, kể cả khu vực ngoài trời tại các nhà hàng.

Các nhà phân tích cho rằng, diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh cho thấy năm 2022 sẽ có nhiều bất trắc. Lạm phát hiện đã ở mức cao nhất trong vòng 20 năm qua đối với đồng euro. Chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ lại bị gián đoạn. Các biến thể mới của virus corona ít gây chết người hơn nhưng dễ lây lan hơn, có thể ảnh hưởng nặng nề tới đà phục hồi kinh tế.

Còn tại Pháp, biến thể Omicron đang cản trở tranh cử tổng thống trong khi đó chỉ còn hơn 3 tháng là tới ngày diễn ra vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống, ngày 10/4. Một số ứng cử viên buộc phải lùi ngày tổ chức các chiến dịch vận động tranh cử hoặc hạn chế số người tham dự. Các biện pháp hạn chế chống dịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các hoạt động tranh cử như tập hợp lực lượng hay tranh luận giữa các ứng cử viên. Tổng thống Emmanuel Macron cũng phải hoãn việc tuyên bố chính thức ra tranh cử.


                              TheoNhandan

Các tin khác


Thế giới cần học cách chung sống với đại dịch Covid-19

Để chung sống với dịch Covid-19, các nhà khoa học cho rằng, ưu tiên hàng đầu hiện nay là thực hiện tiêm chủng trên toàn thế giới, các chính phủ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào các loại thuốc kháng virus.

Cam kết đáng hoan nghênh về ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân

Năm cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng là năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) vừa ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Cộng đồng quốc tế hoan nghênh cam kết chính trị của P5, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn đương đầu nhiều vấn đề an ninh tiềm ẩn.

Kinh tế thế giới bước sang năm 2022 "lạc quan nhưng thận trọng"

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới dần thoát khỏi suy thoái, với sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng.

Đa phần các ca COVID-19 nhập viện tại Anh có triệu chứng không quá nghiêm trọng

Ngày 4/1, Quốc vụ khanh phụ trách vaccine và y tế công cộng Anh, bà Maggie Throup, cho biết các bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại nước này nhìn chung có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các trường hợp trước đây, do đó chưa cần áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trong giai đoạn này.

Cận cảnh tiếp tế ở thành phố 13 triệu dân bị phong tỏa cứng 13 ngày ở Trung Quốc

13 triệu người dân thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bước sang tuần thứ hai "phong tỏa cứng”.

Vũ khí của Israel trong cuộc chiến chống biến thể Omicron

Tình hình lây nhiễm dịch COVID-19 tại Israel trong những ngày đầu năm mới tiếp tục diễn biến phức tạp, khiến không chỉ cấp cơ sở ứng phó không kịp mà cả các cơ quan chuyên môn ở trung ương cũng trở nên lúng túng. Chính phủ Israel đang trông chờ vào việc tiêm bổ sung mũi 4 để ứng phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục