Kết thúc cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ vào tối 12/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhất trí tiếp tục xúc tiến các cuộc tiếp xúc về vấn đề Ukraine trong thời gian tới.


Các tình nguyện viên vận chuyển hàng cứu trợ tại Kiev, Ukraine ngày 3/3/2022.

Theo hãng tin TASS của Nga, thông cáo báo chí của Điện Kremlin cho biết tại cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã thông báo với hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức về tình hình nhân đạo thực tế tại các khu vực Nga triển khai hoạt động quân sự đặc biệt tại Donbass, miền Đông Ukraine.

Ông Putin nêu rõ các lực lượng an ninh Ukraine vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế như là bắt con tin và sử dụng dân thường làm lá chắn, bố trí vũ khí hạng nặng tại các khu dân cư, gần bệnh viện, trường học, trường mẫu giáo... Ngoài ra, hoạt động sơ tán dân thường qua các hàng lang nhân đạo mà Nga mở ra cũng bị cản trở.

Tổng thống Putin kêu gọi Tổng thống Macron và Thủ tướng Scholz hối thúc chính quyền Ukraie ngăn chặn các hành vi phạm tội như vậy.

Điện Kremlin cũng cho biết Tổng thống Nga đã thông báo chi tiết về loạt hội đàm giữa đại diện Nga và Ukraine diễn ra trong những ngày gần đây. Về vấn đề này, lãnh đạo ba nước đã xem xét một số vấn đề liên quan đến các thỏa thuận về hiện thực hóa các yêu cầu của Nga và nhất trí tiếp tục các cuộc tiếp xúc về các vấn đề Ukraine.

Ngày 24/2 vừa qua, Tổng thống Putin đã thông báo về một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nhằm đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của lãnh đạo các vùng lãnh thổ tại Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine mà nhằm mục tiêu là phi quân sự hóa và quy chế trung lập của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định quân đội nước này không tấn công vào các thành phố, mà chỉ vô hiệu hóa các cơ sở hạ tầng quân sự, vì vậy không có nguy cơ đe dọa đến dân thường. Sau đó, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) Anh và một số quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và pháp nhân Nga.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Khả năng Trung Quốc làm trung gian hoà giải xung đột Ukraine

Sáng kiến ngoại giao ít người nghĩ tới chỉ vài tuần trước: Trung Quốc có thể làm trung gian hoà giải cho cuộc khủng hoảng Ukraine, giành lấy vị thế ngoại giao như một người kiến tạo hòa bình.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay nghiêm trọng như cú sốc dầu mỏ năm 1973

Khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thế giới đã quay cuồng trong vòng xoáy khủng hoảng năng lượng.

Thế giới đã ghi nhận trên 450,4 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 450.494.768 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.038.640 ca tử vong. Số ca hồi phục là 384.629.119 ca.

Điều gì đang thực sự diễn ra trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine?

Theo bình luận của tờ Bưu điện Jerusalem ngày 9/3, ba ngày sau cuộc gặp của Thủ tướng Israel Naftali Bennett với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, các chi tiết của cuộc thảo luận đang bắt đầu lộ diện.

Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga

Tối 8/3 (theo giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

COVID-19 tới 6h sáng 9/3: Thế giới trên 449 triệu ca bệnh; Khó xoá sổ sớm đại dịch

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,48 triệu ca mắc COVID-19 và 5.764 ca tử vong, nâng tổng ca bệnh lên trên 449 triệu người. Giới chuyên gia Mỹ nhận định khó có thể sớm xoá bỏ dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục