Ủy ban châu Âu (EC) cho phép doanh nghiệp thuộc EU thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva.


Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong một thông báo ngày 22/4, EC cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.

Tháng trước, Nga đã ban hành một nghị định đề xuất các đối tác mua năng lượng của mình mở tài khoản tại Gazprombank - nơi các thanh toán thực hiện bằng euro hoặc USD sẽ được chuyển đổi thành đồng ruble.

Theo tài liệu hướng dẫn mà EC gửi tới các nước thành viên EU và được công bố trực tuyến, các quy trình thanh toán theo nghị định nói trên của Nga không nằm trong các lệnh trừng phạt của khối này đối với Moskva.

Mặc dù vậy cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng "các thủ tục thanh toán theo yêu cầu của sắc lệnh trên hiện chưa rõ ràng".

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Chính phủ Hà Lan cho biết nước này đặt mục tiêu chấm dứt sử dụng khí đốt của Nga vào cuối năm nay.

Như một phần trong nỗ lực này, nhà chức trách Hà Lan tuyên bố sẽ hối thúc các công ty để có thể bảo đảm nguồn cung tại cơ sở lưu trữ khí đốt quan trọng tại Bergermeer - một trong những kho lưu trữ khí đốt lớn nhất châu Âu - trước mùa đông này.

Theo TTXVN

Các tin khác


Khu vực Trung Mỹ : Điểm nóng khó hạ nhiệt

Khu vực Trung Mỹ đang là "điểm nóng” trên bản đồ di cư toàn cầu, khi số người băng qua rừng rậm Darien đầy rẫy nguy hiểm để tìm cơ hội đến Mỹ gia tăng ở mức báo động. Thực trạng u ám của bức tranh di cư cho thấy, giải quyết tận gốc vấn đề này tiếp tục là bài toán nan giải, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cộng đồng quốc tế.

Hơn 43% số người nhiễm mắc hội chứng Covid kéo dài

Sau khi phân tích dữ liệu của 50 nghiên cứu và 1,6 triệu người, Đại học Y tế công cộng Michigan (Mỹ) cho biết, hơn 43% số bệnh nhân Covid-19 trên thế giới mắc các triệu chứng hậu Covid-19, còn gọi là hội chứng Covid kéo dài. Xét theo khu vực, châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng Covid kéo dài cao nhất, tiếp đến là châu Âu và Bắc Mỹ. Các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi và gặp các vấn đề về trí nhớ. Theo các nhà khoa học, việc hiểu rõ các nguy cơ của hội chứng Covid kéo dài sẽ giúp các hệ thống chăm sóc y tế chuẩn bị kế hoạch ứng phó tốt hơn.

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 856.000 ca mắc COVID-19 và 2.889 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 506,7 triệu ca, trong đó trên 6,23 triệu ca tử vong.

Lạm phát ở Nga lên mức cao nhất trong 20 năm qua

Bộ Kinh tế Nga ngày 20/4 cho biết lạm phát năm của nước này đã lên đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất kể từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó, do đồng ruble biến động khiến giá cả tăng vọt trong bối cảnh phương Tây áp đặt trừng phạt Nga.

Nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái trở lại

Sau thời kỳ đen tối vì đại dịch Covid-19, nền kinh tế Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm.

Châu Á dự kiến tăng trưởng kinh tế 5,2% năm 2022

Châu Á vẫn duy trì được tốc độ hội nhập kinh tế bất chấp dịch Covid-19 gây tác động nặng nề. Đánh giá này nằm trong báo cáo "Triển vọng kinh tế và Quá trình hội nhập của châu Á” được Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) công bố ngày 20/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục