Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến Đức thiệt hại 145 tỷ euro (146,5 tỷ USD) kể từ năm 2000. Đây là kết quả nghiên cứu do Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu (BMWK) của Đức công bố ngày 18/7.



      Khu vực Schuld của Đức chịu thiệt hại sau khi mưa lớn xuất hiện vào tháng 7/2021. (Ảnh: Reuters)

Theo nghiên cứu, phần lớn trong số tiền trên, khoảng 80 tỷ euro, là thiệt hại trong 4 năm qua, một nửa trong đó là thiệt hại do trận lũ lụt kinh hoàng xảy ra hồi tháng 7/2021 phá hủy hầu hết các làng mạc và khiến 186 người thiệt mạng.

Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Robert Habeck cho rằng "khủng hoảng khí hậu đang leo thang trên toàn thế giới", nhấn mạnh hạn hán, cháy rừng đang xảy ra ở Nam Âu, lũ lụt ở Australia, Madagascar và Đức.

Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Steffi Lemke nhận định, nghiên cứu của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu là một "tín hiệu báo động" cho thấy cần phải ngăn chặn khủng hoảng để tránh những thiệt hại nặng nề hơn nữa trên toàn cầu và nền kinh tế Đức.

 

Tuần trước, Chính phủ Đức đã đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu quốc gia giảm 65% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 1990. Để đối phó với tình trạng khan hiếm khí đốt do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine, Đức đã quyết định tái khởi động một số nhà máy nhiệt điện than để bảo đảm nguồn cung cấp điện.

Tuy nhiên, tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì diễn ra ngày 18/7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định đây là một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn sẽ không gây tổn hại các mục tiêu khí hậu của nước này. Ông Scholz cũng nhắc lại cam kết của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cung cấp 100 tỷ USD hằng năm cho các nước nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, Đức tuyên bố đóng góp 6 tỷ euro chậm nhất vào năm 2025.

TheoNhanDan

 

Các tin khác


Ấn Độ ghi nhận số ca mới COVID-19 cao nhất trong 4 tháng

Ngày 17/7, Ấn Độ chính thức đạt cột mốc tiêm 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19, nhưng đây cũng là ngày quốc gia này ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 4 tháng gần đây.

Hàng loạt quốc gia châu Âu đang phải trải qua tình trạng nắng nóng kỷ lục

Các nước châu Âu đang phải trải qua tình trạng nắng nóng kỷ lục.

Nắng nóng hoành hành châu Âu, nhiệt độ ở Bồ Đào Nha lên tới 47 độ C

Tính đến ngày 15/7, đợt nắng nóng khắc nghiệt ở khu vực Tây Nam của châu Âu đã kéo dài suốt 5 ngày và làm bùng phát nhiều đám cháy rừng, buộc hàng nghìn người phải sơ tán cũng như làm hỏng kế hoạch nghỉ Hè của nhiều người dân nơi đây.

Dự báo hiện tượng thời tiết La Nina tiếp diễn qua năm 2022

Ngày 14/7, Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ cho biết hiện tượng thời tiết La Nina có thể tiếp diễn qua năm 2022, song tỷ lệ hình thái thời tiết đặc trưng này trong giai đoạn tháng 7 - 9 tại Bắc Bán cầu lại giảm khoảng 60%.

Tỷ giá euro/USD lần đầu giảm xuống dưới 1 trong gần 20 năm

Ngày 13/7, tỷ giá đồng euro so với đồng USD lần đầu tiên giảm xuống dưới 1 kể từ cuối năm 2002, chủ yếu do ảnh hưởng từ triển vọng ảm đảm bao trùm nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và khả năng Nga sẽ ngừng cấp khí đốt cho khu vực này.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được đề cử giải Emmy

Ngày 12/7, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận được đề cử Giải thưởng Emmy lần thứ 74 cho bộ phim tài liệu của Netflix nhan đề "Our Great National Parks".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục