Ngày 21/7, ông Ranil Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Sri Lanka tại Quốc hội nước này, một ngày sau khi giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu trước đó 1 ngày.
Ông Ranil Wickremesinghe lúc đương nhiệm chức Thủ tướng Sri Lanka, phát biểu tại một hội nghị ở Colombo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Văn phòng Tổng thống thông báo ông Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức trước Chánh án Jayantha Jayasuriya. Theo các nguồn tin chính thức, chính trị gia 73 tuổi này dự kiến sẽ sớm thành lập nội các với tối đa 30 bộ trưởng để lèo lái đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay.
Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống tại Quốc hội Sri Lanka ngày 20/7, ông Wickremesinghe giành được 134 phiếu bầu từ Quốc hội gồm 225 thành viên, bỏ xa 2 đối thủ là nghị sĩ Dullas Alahapperuma thuộc đảng cầm quyền Podujana Peramuna (SLPP) được 82 phiếu bầu và lãnh đạo đảng Quyền lực nhân dân quốc gia (NPP) Anura Kumara Dissanayake chỉ được 3 phiếu bầu.
Ông Wickremesinghe từng 6 lần đảm nhiệm chức Thủ tướng Sri Lanka. Ông trở thành quyền Tổng thống theo quy định của Hiến pháp Sri Lanka sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời khỏi đất nước và thông báo từ chức. Trên cương vị Tổng thống Sri Lanka, ông Wickremesinghe đối mặt với nhiệm vụ đưa quốc đảo Nam Á này thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Tân Tổng thống sẽ đảm nhận chức vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ vốn của ông Rajapaksa, đến tháng 11/2024.
TheoBaotintuc
Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.
Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.
Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.
Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, lực lượng chống khủng bố nước này đã bắt giữ một đối tượng nguy hiểm tại tỉnh Tây Papua.
Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.