Nhật Bản ngày 2/8 bất chợt hứng chịu đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới gần mức kỷ lục 40 độ C. Cơ quan khí tượng nước này (JMA) đã phải phát đi cảnh người dân cần thận trọng bảo vệ bản thân khỏi các bệnh liên quan đến nắng nóng.



Người dân di chuyển dưới tiết trời nắng nóng tại Nagoya, Nhật Bản, ngày 1/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, JMA khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài hoặc tập thể thao ngoài trời, giữ cơ thể đủ nước và sử dụng máy điều hòa không khí tránh sốc nhiệt hoặc mệt mỏi do nóng. 

Theo JMA, Kumagaya, phía Bắc tỉnh Tokyo được dự báo có nhiệt độ cao nhất, lên tới 41 độ C, tiếp sau là Nagoya 39 độ C và thủ đô Tokyo là 37 độ C. 

Trong khi đó, miền Bắc Nhật Bản bao gồm khu vực Tohoku và Hokkaido đang trải qua thời tiết ẩm ướt với các trận mưa lớn sau nhiều ngày nắng nóng liên tục. Đài truyền hình NHK dự báo nhiều nơi ở 2 vùng này sẽ có sấm chớp và mưa lớn với lượng mưa hằng giờ có thể lên tới 50mm.

Năm 2018, Nhật Bản từng trải qua đợt nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ cao nhất 42 độ C ghi nhận tại thành phố Isezaki, tỉnh Gumma. Đợt nắng nóng này đã khiến hàng chục người cao tuổi tử vong và khiến trên 22.000 người nhập viện điều trị các bệnh liên quan đến nắng nóng.


                                  TheoBaotintuc

Các tin khác


Nhật Bản thúc đẩy nỗ lực hướng tới thế giới không vũ khí hạt nhân

Tại hội nghị của Liên hợp quốc, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ nhấn mạnh việc không nên sử dụng vũ khí hạt nhân và kêu gọi các cường quốc hạt nhân tăng cường tính minh bạch trong kho vũ khí của họ.

Ukraine nỗ lực đáp ứng yêu cầu của châu Âu, việc gia nhập EU đã ''trong tầm tay''

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 28/7, Ukraine đã bổ nhiệm điều tra viên giàu kinh nghiệm Oleksandr Klymenko làm người đứng đầu Văn phòng Công tố chống tham nhũng đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), nơi nước này muốn trở thành thành viên.

Thổ Nhĩ Kỳ: Thụy Điển và Phần Lan không thực hiện thỏa thuận gia nhập NATO

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã chỉ trích Phần Lan và Thụy Điển vì cho phép "tuyên truyền khủng bố" khi hai nước đang chờ Ankara đồng ý gia nhập NATO.

Biện pháp ứng phó mới của Đức sau khi Nga tiếp tục giảm nguồn cung khí đốt

Biện pháp này được Đức đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) trong khi người tiêu dùng Đức đang phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng do lạm phát tăng vọt trong tất cả các lĩnh vực.

Mỹ khẳng định vị thế trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn

Chính phủ Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua gói trợ cấp 52 tỷ USD cho ngành sản xuất chất bán dẫn. Nhấn mạnh Mỹ phát minh ra chất bán dẫn, song lại dần phụ thuộc các nhà sản xuất nước ngoài, Tổng thống Joe Biden (G.Bai-đơn) cho rằng, đã đến lúc Mỹ phải lấy lại vị thế dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn.

Lượng khí đốt vào châu Âu tiếp tục giảm

Ngày 27/7, lượng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào Đức đã giảm, sau khi Tập đoàn Gazprom tiếp tục cắt giảm công suất của tuyến vận chuyển này vốn cung cấp phần lớn khí đốt xuất khẩu của Nga cho Liên minh châu Âu (EU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục