Ngày 26/12, nhà chức trách Philippines thông báo đã sơ tán gần 46.000 người do lũ lụt dâng cao. Riêng tại vùng Mindanao, miền Nam nước này, ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 9 người mất tích sau khi mưa lớn nhấn chìm nhiều khu vực.
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi các khu vực ngập lụt ở Parang, Maguindanao, Philippines, ngày 28/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thảm họa xảy ra đúng ngày Giáng sinh khiến người dân tại quốc gia chủ yếu theo đạo Thiên chúa này không thể tổ chức các nghi lễ thông thường trong dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Tại thành phố Gingoog, nước lũ có thời điểm dâng cao tới trên ngực ở một số khu vực nhưng hiện mưa đã giảm. Riêng thành phố này đã phải sơ tán khoảng 33.000 người trong tổng số 45.700 người trên cả nước.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines cho biết đã giải cứu hàng chục gia đình ở thành phố Ozamiz và thị trấn Clarin khi nước lũ dâng cao đỉnh điểm. Gió mạnh và sóng lớn đã nhấn chìm một tàu đánh cá ngoài khơi đảo Leyte, khiến 2 người thiệt mạng, trong khi 6 người đã được cứu.
Thời tiết xấu ảnh hưởng tới miền Trung và miền Nam Philippines, ngay khi quốc gia 110 triệu dân này bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh kéo dài nhiều ngày. Thông thường, hàng triệu người về nhà đoàn tụ gia đình trong dịp này.
Philippines là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cảnh báo các trận bão sẽ ngày càng mạnh lên khi bề mặt Trái Đất ngày càng ấm hơn.
Theo Baotintuc.vn
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng để sưởi ấm tăng cao và nguy cơ Nga cắt nguồn cung khí đốt, người dân châu Âu đã chuẩn bị sẵn sàng cho rủi ro mất điện trong mùa đông này bằng cách mua tích trữ đèn pin, máy phát điện, áo giữ nhiệt...
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 21/12, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết 90 nạn nhân của nạn bóc lột tình dục và lao động cưỡng bức đã được giải cứu trong một chiến dịch truy quét tội phạm tại 4 quốc gia Tây Phi vào đầu tháng này.
Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ củng cố vai trò của Mỹ với tư cách là nhà viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, đồng thời là thông điệp mạnh mẽ gửi đến Nga.
Tính đến tháng 11 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) nói chung thêm 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 40 tỷ mét khối. Trong khi đó, các chuyến hàng giao đến châu Âu kể từ đầu năm đã vượt xa nguồn cung cấp cho châu Á.
"Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thành công trong việc tìm kiếm một thỏa thuận quan trọng để bảo vệ người dân trước giá năng lượng tăng quá cao. Các bên sẽ thiết lập một cơ chế hiệu quả và thực tế, bao gồm các biện pháp bảo vệ cần thiết để giúp tránh khỏi những rủi ro với an ninh nguồn cung và sự ổn định của thị trường tài chính”.
Ngày 19/12, một phát ngôn viên của Cộng hòa Séc cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 euro/MWh (megawatt giờ), áp dụng từ giữa tháng 2 năm tới.