Mỹ từng bước kiềm chế được đà tăng của lạm phát, kinh tế Trung Quốc khởi sắc ngay từ đầu năm, trong khi Eurozone tránh được suy thoái… Các chuyên gia kinh tế chỉ ra hàng loạt yếu tố tích cực, được dự báo góp phần tạo nên một kịch bản tươi sáng hơn với kinh tế thế giới trong năm 2023.

Ảnh minh họa.


Ảnh minh họa.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo về triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu theo hướng tăng nhẹ. Theo đó, tăng trưởng toàn cầu vẫn được dự báo giảm từ mức 3,4% trong năm 2022, xuống 2,9% trong năm 2023. Tuy nhiên, mức dự báo mới này cao hơn so mức dự báo 2,7% được IMF đưa ra hồi tháng 10/2022 kèm theo cảnh báo về nguy cơ thế giới có thể rơi vào suy thoái.

Dấu hiệu khởi sắc của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được đánh giá là "cú huých” quan trọng đối với kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Những dòng người xếp hàng dài bên ngoài các nhà hàng, các toa tàu điện ngầm đông đúc, các nhà máy hoạt động với công suất tối đa… là những dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc dần thoát khỏi "bóng đen Covid-19”.

Theo Bloomberg Economics, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đều tăng trưởng trong tháng đầu năm 2023 và là lần tăng đầu tiên trong 4 tháng qua.

Các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc, như Quảng Đông, Chiết Giang, Sơn Đông và Tứ Xuyên, đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 trên 5%. Chính phủ Trung Quốc hối thúc các nỗ lực thúc đẩy hồi phục kinh tế ổn định ngay từ đầu năm, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tạo điều kiện để nhanh chóng nối lại hoạt động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Tăng trưởng toàn cầu vẫn được dự báo giảm từ mức 3,4% trong năm 2022, xuống 2,9% trong năm 2023.

Bloomberg dự báo, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng tốc từ 3% năm 2022, lên 5,8% năm 2023. IMF điều chỉnh mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2023, theo đó GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,2%, cao hơn so với mức 4,4% dự báo hồi tháng 10/2022.

Trong khi đó, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tránh được một cuộc suy thoái trong mùa đông này, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 0,1% trong quý IV/2022. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng 0,3% trong quý trước đó, song vẫn tích cực hơn so mức dự báo tăng trưởng âm mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó, trong bối cảnh tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine khiến giá năng lượng leo thang và lạm phát liên tục tăng cao kỷ lục.

Oxford Economics nhận định, nhìn chung Eurozone đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, cả về lạm phát và hoạt động sản xuất.

Hoạt động sản xuất tại châu Âu đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã khởi động năm 2023 với triển vọng sáng hơn, dù nhu cầu chưa cao, nhưng lạm phát đã hạ nhiệt và các vấn đề chuỗi cung ứng đã giảm nhẹ. Hoạt động sản xuất tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của Eurozone, tăng trưởng trở lại dù chưa mạnh.

Kinh tế Pháp trong quý IV/2022 tăng trưởng 0,1%, thấp hơn mức tăng 0,2% trong quý trước đó, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo là 0%.

Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán suy thoái trong năm nay.

Tờ New York Times (Mỹ) đánh giá, lĩnh vực ngoại thương của Nga phần lớn đã quay trở lại mức trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022 và nền kinh tế Nga nhìn chung đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn dự đoán.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đánh giá tình hình kinh tế nước này ổn định, với những chỉ số đạt được không chỉ tốt hơn dự báo, mà còn vượt kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nga đang ở mức thấp kỷ lục, lạm phát cũng thấp hơn dự báo và có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, rủi ro với kinh tế toàn cầu vẫn nhiều. Hoạt động sản xuất trên toàn châu Âu và châu Á có dấu hiệu thu hẹp trở lại trong tháng 1, phản ánh tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu chưa thực sự bền vững. Lạm phát tại Eurozone hạ nhiệt, song tâm lý lạc quan chưa nhiều vì giá cả nhìn chung vẫn tăng.

Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán suy thoái trong năm nay. Kinh tế châu Á vẫn chịu áp lực lớn và "cú huých” từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại chưa lan tỏa rộng. Trong lộ trình phục hồi kinh tế, châu Á đang rất cần một động cơ tăng trưởng mới.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


NATO đặt lằn ranh đỏ cho cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Theo Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự này đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.

Xung đột ở Ukraine: Kiev nhận định Moskva sắp tấn công mạnh, phương Tây sẽ giao 321 xe tăng cho Ukraine

Chiều 28/1 (theo giờ địa phương), Interfax-Ukraine dẫn lời Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Oleksiy Danilov tin rằng quân đội Nga có thể bắt đầu làn sóng tấn công thứ 2 vào ngày 24/2 tới tại các khu vực Donetsk và Luhansk.

Tây Ban Nha thu giữ 4,5 tấn cocain trên tàu chở gia súc từ Mỹ Latinh

Cảnh sát Tây Ban Nha ngày 28/1 thông báo đã thu giữ 4,5 tấn cocain trên tàu vận tải Orion V mang cờ Togo khởi hành từ khu vực Mỹ Latinh và đã bị chặn lại tại quần đảo Canary.

Củng cố sức mạnh đoàn kết

Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 ra Tuyên bố Buenos Aires gồm 111 điểm, trong đó nhấn mạnh mục tiêu củng cố sức mạnh đoàn kết. Tìm giải pháp thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu, thúc đẩy hội nhập cũng là những mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực.

Doanh thu từ kênh đào Suez đạt kỷ lục 8 tỷ USD năm 2022

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập ngày 25/1 cho biết doanh thu từ Kênh đào Suez trong năm 2022 đã đạt mức kỷ lục 8 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 6,3 tỷ USD của năm 2021.

Nhật Bản hướng tới quỹ đạo tăng trưởng mới

Kỳ họp thường niên của Quốc hội Nhật Bản đã chính thức khai mạc và dự kiến kéo dài 150 ngày. Đây là cơ hội để giới lập pháp Nhật Bản phát huy tinh thần đoàn kết chung tay nhanh chóng vực dậy nền kinh tế thứ ba thế giới vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đưa đất nước Mặt trời mọc tăng trưởng mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục