Ngày 6/2, hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn thạo tin cho biết Mỹ chuẩn bị áp đặt mức thuế 200% đối với nhôm của Nga từ tuần này, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine sắp tròn 1 năm.
Ảnh minh họa: The Canadian Press/TTXVN
Nguồn tin giấu tên cho biết động thái trên đã được lên kế hoạch trong nhiều tháng qua và Mỹ đang nhắm mục tiêu đến ngành kim loại này của Nga với lập luận Moskva bán phá giá nhôm trên thị trường Mỹ và gây tổn hại cho các công ty Mỹ.
Tổng thống Joe Biden chưa đưa ra quyết định chính thức trong khi cũng có những lo ngại trong chính quyền Mỹ động thái này sẽ gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp nước này, trong đó có ngành hàng không vũ trụ và ô tô.
Nga là nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong cơ cấu nhập khẩu nhôm của Mỹ, nhôm từ Nga chiếm khoảng 10%.
Trong tháng 10/2022, kim ngạch nhập khẩu nhôm từ Nga của Mỹ giảm xuống mức gần bằng 0 sau khi hãng tin Bloomberg đưa tin Nhà Trắng đang cân nhắc áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với sản phẩm này. Cụ thể, Nhà Trắng cân nhắc 3 phương án lựa chọn gồm áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhôm của Nga, tăng mạnh thuế và các biện pháp trừng phạt đối với công ty nhôm Rusal (Nga). Tuy nhiên, lượng nhôm nhập khẩu từ Nga tăng lên 11.600 tấn trong tháng 11/2022 và gần 11.000 tấn trong tháng 12/2022. Lượng nhôm nhập khẩu từ Nga đạt 9.700 tấn trong tháng 1 vừa qua.
Năm 2018, Mỹ đã từng trừng phạt công ty nhôm Rusal. Trên thực tế, các lệnh trừng phạt năm 2018 đối với Rusal làm tê liệt các nhà máy luyện kim ở Mỹ và châu Âu. Việc tăng thuế nhập khẩu khiến giá alumina (ôxít nhôm), một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất kim loại, tăng 60%.
Theo Baotintuc.vn
Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về vấn đề Ukraine, đa phần các quốc gia ủng hộ việc giảm bớt căng thẳng, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình và phản đối các hành động khiến tình hình leo thang.
Cùng nhau nộp đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 5/2022 song dường như cơ hội được kết nạp vào liên minh quân sự này lại đang rộng mở với Phần Lan trong khi cánh cửa vẫn khép chặt với Thụy Điển.
Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein ngày 19/3 nhận định cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt tín dụng nói chung và làm chậm nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày tại Nga với hy vọng mang lại một bước đột phá về xung đột Ukraine trong bối cảnh quốc gia châu Á tìm cách khẳng định mình là một nhà kiến tạo hòa bình trên trường quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác với các đảng phái và các tổ chức chính trị ở các quốc gia khác. Đây là tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới diễn ra ngày 15/3 tại thủ đô Bắc Kinh.
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đối mặt thách thức lớn về bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhiều nước đang chuyển hướng sang phục hồi điện hạt nhân. Mặc dù vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên EU, song giải pháp này được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng.