Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín thảo luận các cách thức tăng cường hỗ trợ Syria sau thảm họa động đất xảy ra tuần trước trong bối cảnh ngày càng nhiều lời kêu gọi mở cửa biên giới để vận chuyển hàng cứu trợ tới quốc gia này.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tìm kiếm, cứu trợ các nạn nhân trong trận động đất tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Văn Hiếu/TTXVN)
Người đứng đầu Văn phòng Ðiều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) Martin Griffiths cho biết, các nỗ lực cứu trợ nhân đạo ở tây bắc Syria chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng bù đắp sự thiếu hụt này.
Trước khi động đất xảy ra, phần lớn hoạt động cứu trợ nhân đạo cho hơn bốn triệu người sống ở các vùng do lực lượng đối lập kiểm soát ở tây bắc Syria đều được vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ qua cửa khẩu Bab al-Hawa. Hoạt động này bị gián đoạn sau động đất và hiện đã được nối lại. Ông Griffiths cho biết, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đồng ý để Liên hợp quốc chuyển hàng viện trợ tới Syria thông qua hai cửa khẩu biên giới khác từ Thổ Nhĩ Kỳ trong ba tháng tới.
Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở thêm các cửa khẩu để tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ. Theo Thư ký báo chí Nhà trắng Karine Jean-Pierre, Mỹ đã cử một đoàn gồm 10 xe tải tiến vào Syria hôm 12/2, đồng thời khẳng định Washington sẵn sàng cung cấp mọi viện trợ nhân đạo cần thiết cho các nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết, tình trạng thiếu thiết bị y tế và cứu hộ đã giới hạn đáng kể các hoạt động cứu trợ tại những vùng chịu ảnh hưởng của động đất ở Syria. Do ảnh hưởng của cuộc xung đột từ năm 2011, IFRC đã không còn đủ thiết bị cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ tại Syria. Ðiều kiện thời tiết giá lạnh tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng gây thêm trở ngại đối với các hoạt động cứu trợ.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đồng ý để Liên hợp quốc chuyển hàng viện trợ tới Syria thông qua hai cửa khẩu biên giới khác từ Thổ Nhĩ Kỳ trong ba tháng tới.
Người đứng đầu Văn phòng Ðiều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) Martin Griffiths
Ðánh giá về tổn thất kinh tế do thảm họa động đất hôm 6/2 gây ra, Liên đoàn Doanh nghiệp và Kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ ước tính Thổ Nhĩ Kỳ có thể thiệt hại tới 84 tỷ USD, trong đó có 70,8 tỷ USD là chi phí sửa chữa hàng nghìn tòa nhà, hơn 10 tỷ USD là thất thu quốc gia. Chi phí lớn nhất sẽ là xây dựng lại nhà cửa, các đường truyền và hạ tầng, đáp ứng nhu cầu nơi ở trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất công tác xây dựng lại nhà cửa trong một năm và chính phủ đang chuẩn bị chương trình phục hồi đất nước. Các chuyên gia kinh tế và quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, động đất có thể khiến tăng trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ giảm 2% trong năm 2023.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, sau những ảnh hưởng ban đầu, đầu tư của khu vực công và tư nhân trong công tác tái thiết sẽ giúp GDP của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên. Theo IMF, hệ quả của động đất hôm 6/2 đối với GDP của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ không nghiêm trọng như trận động đất hồi năm 1999 tại trung tâm công nghiệp ở khu vực tây bắc nước này.
Ngày 10/2, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cho biết phong trào Olympic sẽ quyên góp 1 triệu USD để hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng của thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Nhập khẩu dầu diesel và dầu hỏa tinh chế của châu Âu từ Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong những tháng gần đây.
Ngày 10/2, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Syria nhằm tạo điều kiện cứu trợ cho các nạn nhân của trận động đất hôm 6/2.
Thảm họa động đất ngày 6/2 đã san phẳng một loạt thị trấn và thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ, đẩy hàng trăm nghìn người rơi vào cảnh mất nhà cửa.
Ngày 9/2, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã tới Thái Lan, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này với trọng tâm củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực năng lượng, kinh tế và cùng tìm biện pháp đẩy mạnh quá trình phục hồi sau đại dịch của cả hai nước.
Một nguồn tin từ cơ quan tình trạng khẩn cấp ngày 9/2 cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ khí gas tại tòa nhà chung cư 5 tầng ở thành phố Novosibirsk thuộc vùng Siberia của LB Nga đã tăng lên 12 người.