Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca nhiễm mới COVID-19 đã tăng 38% trong khi số trường hợp tử vong do dich bệnh này giảm 50% trong tháng 8 vừa qua.
Ngày 31/8, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo, hơn 1,4 triệu ca nhiễm COVID-19 mới và trên 1.800 người tử vong do căn bệnh này đã được ghi nhận trên toàn thế giới từ ngày 31/7 đến ngày 27/8. WHO cho biết trong bản tin hàng tuần rằng các số liệu này thể hiện số ca mắc COVID-19 tăng 38% và số ca tử vong giảm 50% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó.
Theo báo cáo của WHO, Hàn Quốc có số ca nhiễm mới COVID-19 (1.296.710) và tử vong (596) cao nhất. Italy có gần 27.000 trường hợp mắc mới, tiếp theo là Anh với 26.000 bệnh nhân.
Các khu vực ghi nhận mức tăng số ca nhiễm mới lớn nhất là Đông Địa Trung Hải (+113%), Tây Thái Bình Dương (+52%) và châu Âu (+39%). Trong khi đó, một số khu vực là chứng kiến sự sụt giảm về số ca nhiễm mới với châu Phi (-76%) và Đông Nam Á (-48% ).
WHO cho rằng thực trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 nói trên là do biến thể Eris mới, hiện đang là chủng virus chiếm ưu thế nhất hiện nay, được tìm thấy ở 26% số ca mắc trong tuần thứ hai của tháng 8. Biến thể Arturo được tìm thấy ở 22,7% số ca mắc tại 109 quốc gia, trong khi Kraken được 124 quốc gia báo cáo, nhưng dường như đang giảm dần.
WHO khuyến cáo các nước nên duy trì các biện pháp và cơ sở hạ tầng chống COVID-19. (Ảnh: RT)
Theo WHO, đã có hơn 770 triệu ca mắc COVID-19 và trên 6,9 triệu người tử vong do virus SARS-CoV-2 này kể khi đại dịch bắt đầu diễn ra.
Mặc dù WHO đã tuyên bố chấm dứt "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu" do COVID-19 vào tháng 5 năm nay, nhưng tổ chức này vẫn khuyến nghị các quốc gia thành viên "duy trì chứ không dỡ bỏ cơ sở hạ tầng chống COVID-19 của họ", kêu gọi tiếp tục duy trì hiệu lực các hệ thống cảnh báo sớm, giám sát và báo cáo, theo dõi biến thể, hỗ trợ lâm sàng sớm và tiêm vaccine tăng cường cho các nhóm có nguy cơ cao".
Báo cáo hôm 31/8 là bản cập nhật COVID-19 hàng tuần cuối cùng của WHO. Theo đó, WHO dự kiến chuyển từ tình trạng ứng phó khẩn cấp sang "phòng ngừa, kiểm soát và quản lý" lâu dài đối với COVID-19. Kể từ thời điểm này, các bản báo cáo cập nhật về COVID-19 sẽ được thực hiện hàng tháng và bản tiếp theo sẽ ra mắt vào cuối tháng 9.
Loại virus Corona mới, sau này được đặt tên là SARS-CoV-2, được phát hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019. Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc chính xác của virus và cách nó ảnh hưởng đến con người. WHO đặt tên cho căn bệnh là COVID-19 và tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào tháng 3/2020. Nhiều quốc gia đã nỗ lực ứng phó với COVID-19 bằng cách đóng cửa đối với người dân, bắt buộc đeo khẩu trang và tiêm vaccine, đồng thời trấn áp bất kỳ ai chỉ trích hiệu quả của các biện pháp này.
Theo VTV.VN
Hơn 2,7 triệu cử tri Singapore sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối (giờ địa phương) tại 1.264 điểm bỏ phiếu trên cả nước dưới sự giám sát của khoảng 36.000 nhân viên bầu cử.
Trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, số lượng các thiết bị bán dẫn được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng kỷ lục.
EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu họ có ủng hộ hành động quân sự bởi một lực lượng của khu vực nhằm khôi phục lại chính phủ bị lật đổ tại Niger hay không.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đang tích cực củng cố uy tín là nước xuất khẩu gạo đáng tin cậy của các đối tác nhập khẩu trên toàn cầu, với khối lượng xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt 8 triệu tấn trong năm nay như mục tiêu đề ra.
Châu Âu đang phải chứng kiến vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất mùa hè năm nay ở vùng Evros, gần thành phố cảng Alexandroupoli của Hy Lạp.
Bộ Giáo dục Trung Quốc và 9 cơ quan chính phủ khác đã cùng công bố kế hoạch hành động nhằm khuyến khích tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu.