Ngày 15/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức vì mục đích nhân đạo tại Dải Gaza.


Những người bị thương trong cuộc oanh tạc của Israel được điều trị tại bệnh viện ở Dải Gaza ngày 24/10/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, nghị quyết số 2712 kêu gọi ngừng bắn và thiết lập hành lang nhân đạo khẩn cấp và mở rộng trên khắp Dải Gaza "trong đủ số ngày” để tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo đầy đủ, nhanh chóng, an toàn và không bị cản trở. Nghị quyết nhấn mạnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp liên tục, đầy đủ và không bị gián đoạn các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên khắp Gaza, bao gồm nước, điện, nhiên liệu, thực phẩm và vật tư y tế cũng như sửa chữa khẩn cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Theo nghị quyết trên, việc ngừng bắn cũng là để tạo điều kiện cho các nỗ lực cứu hộ và phục hồi khẩn cấp, trong đó có cả việc tìm kiếm trẻ em mất tích trong các tòa nhà bị hư hại hay bị phá hủy cũng như việc sơ tán y tế đối với trẻ em bị bệnh hoặc bị thương và những người chăm sóc trẻ.

Nghị quyết trên do Malta soạn thảo đã giành được sự ủng hộ của 12 trong số 15 thành viên HĐBA LHQ. Anh, Nga và Mỹ đã bỏ phiếu trắng. Nghị quyết cũng yêu cầu tất cả các bên tuân thủ nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là liên quan đến việc bảo vệ dân thường, đặc biệt là trẻ em.

Ngoài ra, nghị quyết của HĐBA LHQ cũng kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho các con tin đang bị giam giữ ở Gaza. Tuy nhiên, đây là nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tạm thời vì mục đích nhân đạo và văn kiện không đề cập tới một lệnh đình chiến hay ngừng bắn lâu dài.


Theo TTXVN

Các tin khác


Nguy cơ gián đoạn hoạt động nhân đạo ở Gaza do thiếu nhiên liệu

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 13/11, người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) tại Dải Gaza, ông Thomas White, cảnh báo "các hoạt động nhân đạo sẽ chấm dứt trong vòng 48 giờ tới vì không có xe chở nhiên liệu nào được phép vào Gaza".

Ưu tiên và kỳ vọng của APEC sau 30 năm hình thành và phát triển

Sự quan tâm, chú ý đang hướng về thành phố San Francisco của Hoa Kỳ, nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiều nước EU tiếp tục mua khí đốt của Nga

EU trước đây từng tuyên bố, khối này đã vượt qua sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, quốc gia đang hứng chịu các lệnh trừng phạt.

Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng tại Kenya, Somalia

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Kenya đang phải vật lộn với hậu quả của lũ lụt, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và khoảng 30.000 người phải di dời trên toàn quốc trong 2 tuần qua.

Châu Âu chật vật đối phó làn sóng di cư

Các quốc gia hứng chịu làn sóng di cư ở tuyến đầu của châu Âu đang rơi vào tình trạng quá tải khi lượng người di cư tăng vọt những tháng gần đây. Đối mặt cuộc khủng hoảng di cư đang nóng dần lên, những nước này một mặt vừa tăng cường biện pháp siết chặt quản lý dòng người nhập cư, mặt khác tìm cách phối hợp các nước trong khu vực để ngăn chặn làn sóng di cư đang "đổ bộ” châu Âu.

Chuyên gia Nga đánh giá về việc EU mở đàm phán gia nhập với Ukraine

Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine, nhưng động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục