Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Tổng thống Hamid Karzai.

Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Tổng thống Hamid Karzai.

Theo giới truyền thông nước ngoài, chuyến công du Afghanistan của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm bởi diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Mahmoud Ahmadinejad kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai hồi tháng 6/2009.

Theo giới truyền thông, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sẽ hội đàm với Tổng thống Hamid Karzai về những vấn đề song phương cùng quan tâm. Lãnh đạo 2 nước cũng sẽ thảo luận về việc tái thiết đất nước Afghanistan sau nhiều năm chiến tranh. Ngoài việc có chung mối quan tâm tới chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và ngăn chặn nạn buôn bán ma tuý đang gia tăng ở mức báo động, Iran và Afghanistan còn muốn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng, y tế, vận tải hàng hóa, thương mại, nông nghiệp…

Iran đã nhiều lần kêu gọi Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan, đồng thời qui trách nhiệm cho Washington về sự gia tăng bạo lực mà Taliban đang tiến hành tại quốc gia Nam Á này.

Không những lo ngại về "sự bành trướng" của Iran tại Afghanistan, Mỹ cũng từng cảnh báo về ảnh hưởng của Tehran tại Iraq. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad từng tuyên bố, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tại AfghanistanIran luôn sẵn sàng giúp đỡ người lánh giềng của mình. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng từng muốn Iran giúp trong việc đảm bảo an ninh biên giới và chống lại tình trạng buôn bán ma túy ở Afghanistan. Mỹ và Iran đều muốn chia sẻ mối quan tâm về an ninh trong khu vực cho dù 2 nước luôn khẩu chiến với nhau.

Theo dự kiến ban đầu, ông Mahmoud Ahmadinejad tới Afghanistan từ hôm 7/3, nhưng việc này phải hoãn lại ngày 10/3 bởi chuyến công du bất ngờ của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates.

Giới truyền thông đưa tin, ông Robert Gates đã cáo buộc Tehran đang tìm cách gây ảnh hưởng đối với Afghanistan, cũng như trợ giúp Taliban nhằm tạo sự bất ổn tại quốc gia này. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Robert Gates kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tăng thêm 30.000 quân tại Afghanistan hồi tháng 12/2009. Ông Robert Gates thừa nhận, binh sĩ quốc tế và Afghanistan còn phải đứng trước cuộc chiến cam go cho dù vừa giành được quyền kiểm soát tại căn cứ Marjah, khu vực từng do Taliban chiếm giữ. Trong khi Mỹ và NATO tiếp tục các cuộc hành quân chống Taliban và Al Qaeda thì Tổng thống Hamid Karzai vẫn xúc tiến kế hoạch tái hòa nhập đối với các tay súng Taliban, cũng như đối thoại với những thủ lĩnh ôn hoà của Taliban.

Chuyến công du của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cũng diễn ra đúng thời điểm nhiều hãng dầu mỏ trên thế giới thông báo đình chỉ làm ăn với Iran. Cách đây mấy hôm (6/3), tuyên bố của Bộ trưởng Giao thông Iran Hamid Behbahani cũng khiến dư luận bàn luận sau khi ông tuyên bố, phi công Nga lái thuê cho các hãng hàng không dân dụng Iran phải rời nước này trong vòng 2 tháng tới. Dư luận coi đây là dấu hiệu cho thấy, Iran đang tăng bất bình sau khi Moskva tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng vừa tuyên bố (8/3), Mỹ đang cùng các đồng minh khẩn trương nghiên cứu để tìm biện pháp trừng phạt Iran sau khi Tehran tiếp tục chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của nước này. Cũng trong ngày 8/3, Phó Thủ tướng Israel Silvan Shalom đã yêu cầu Liên hợp quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt mới đối với Iran. Trước đó (7/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast cho rằng, "Nhóm P5+1" (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đức) sẽ không thể đạt được sự đồng thuận về các biện pháp trừng phạt Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran.

Chính vì những nguyên nhân kể trên nên dư luận coi  mục đích chuyến công du lần này của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad là nhằm tạo một không gian sinh tồn mới

 

                                                                                 Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người dân Lybia biểu tình trước sứ quán Thụy Sĩ ở Tripoli.
Không có hình ảnh

CHDCND Triều Tiên đặt quân đội trong tình trạng báo động

Hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên KCNA ngày 9-3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố Bình Nhưỡng sẵn sàng cho cả đối thoại lẫn chiến tranh với Mỹ, đồng thời tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân để đáp trả các mối đe dọa và khiêu khích quân sự của Mỹ.

Hậu bầu cử Quốc hội tại Iraq: Khó khăn còn ở phía trước

Theo giới truyền thông nước ngoài, đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi Iraq tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội hôm 7/3.

Chính phủ Thái Lan đối phó tuần hành

Luật an ninh nội địa được thực thi từ ngày 11 đến 23-3, trong lúc người lao động di cư có nguy cơ bị tống giam nếu tham gia tuần hành chống chính phủ

Iran thử thành công tên lửa từ tàu khu trục mới

Hải quân Iran đã thử thành công tên lửa từ chiếc tàu khu trục sản xuất trong nước đầu tiên ở vùng biển phía Nam nước này – Hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin

Israel và Palestine đồng ý đàm phán trực tiếp

Theo Reuters, sau cuộc gặp Thủ tướng Israel B.Netanyahu ở Jerusalem và Tổng thống Palestine M. Abbas tại TP Ramallah ở khu Bờ Tây, Ðặc phái viên Mỹ về Trung Ðông G.Mitchell cho biết, cả Israel và Palestine đã đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình gián tiếp do Mỹ làm trung gian.

Bạo động tôn giáo tại Nigeria: Hơn 500 người thiệt mạng

Ngày 8-3, Tổng thống Goodluck Jonathan của Nigeria đã đặt lực lượng an ninh ở miền Trung nước này trong tình trạng báo động đỏ, sau một vụ bạo lực tôn giáo đêm 7-3 ở gần Jos, thủ phủ bang Plateau của Nigeria làm hơn 500 người thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục