Biểu tình ở thủ đô Athens phản đối kế hoạch kinh tế khắc khổ của chính phủ Hy Lạp.

Biểu tình ở thủ đô Athens phản đối kế hoạch kinh tế khắc khổ của chính phủ Hy Lạp.

Hy Lạp đã tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm đối phó cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách và nợ công, có nguy cơ lan rộng ở châu Âu. Thủ tướng Hy Lạp G.Papandreou đã liên tiếp thăm Luxemburg, Ðức, Pháp và Mỹ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. EU cũng có động thái tích cực nhằm tránh để cuộc khủng hoảng của Hy Lạp trở thành "cuộc phá sản quốc gia

Cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách và nợ công ở Hy Lạp đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ nước này. Trong đó, mức nợ công đã lên tới 300 tỷ euro (tương đương 113% tổng sản phẩm quốc nội - GDP) và mức thâm hụt ngân sách năm 2010 dự báo là 13% GDP. Năm nay, để đáo hạn các khoản nợ trái phiếu, Hy Lạp cần vay thêm 53 tỷ euro, trong đó 20 tỷ euro phải thanh toán vào cuối tháng 5 tới.


Như nhiều nước ở châu Âu, Hy Lạp từng thực hiện nhiều thủ thuật che giấu thực trạng tài chính, nhằm đạt được các chỉ tiêu của EU đề ra, như tổng dư nợ không vượt quá 60% và thâm hụt ngân sách hằng năm không quá 3% GDP. Athens đã lấp liếm một số khoản chi tiêu quốc phòng, với lý do bí mật nhà nước. Năm 2000, Hy Lạp báo cáo chi 828 triệu euro cho quân sự, nhưng trên thực tế số tiền chi cho quốc phòng là 3,17 tỷ euro. Hy Lạp thừa nhận đã báo cáo chi cho quốc phòng thấp hơn thực tế tới 8,7 tỷ euro trong giai đoạn 1997-2003. Nhằm đối phó cuộc khủng hoảng, Chính phủ Hy Lạp đã phải công bố kế hoạch kinh tế khắc khổ, giảm chi tiêu tới 4,8 tỷ euro, tương đương 2% GDP. Một nửa số tiền trên được tiết kiệm thông qua biện pháp giảm chi tiêu công, như hạn chế trả lương, thưởng và ngừng trợ cấp hưu trí; tăng 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 21%, tăng thuế thuốc lá, rượu và các mặt hàng xa xỉ. Kế hoạch này của Chính phủ Hy Lạp đã vấp phải sự phản đối của người dân, khiến hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, theo tính toán của EU, các biện pháp trên chỉ giúp Hy Lạp giảm một nửa thâm hụt ngân sách. Vì vậy, Hy Lạp đã phải phát hành trái phiếu thời hạn mười năm và thu được bảy tỷ euro. Ðây là lần thứ hai từ đầu năm 2010, Hy Lạp phát hành trái phiếu trong khu vực đồng euro. Ðợt phát hành trái phiếu thứ nhất cuối tháng 1, với thời hạn 5 năm, thu về tám tỷ euro.


Dù Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) D.Strauss-Kahn khẳng định, cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp sẽ không gây ra một hiệu ứng dây chuyền, nhưng không thể chối bỏ rằng nó đã lan sang một số nước châu Âu, như Bồ Ðào Nha, Italy, Ireland, Tây Ban Nha. Bồ Ðào Nha tuyên bố áp dụng chính sách "thắt lưng, buộc bụng", cắt giảm chi tiêu, gác lại các khoản đầu tư và bán tài sản công để giảm thâm hụt ngân sách trong năm nay. Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách của Bồ Ðào Nha tăng lên 9,3% GDP, cao gấp ba lần mức quy định 3% của EU. Trong đó, chi phí quốc phòng đến năm 2013 giảm 40%, dự án xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc bị hoãn lại hai năm, đồng thời hạn chế các khoản phúc lợi xã hội và hưu trí...


Thủ tướng Hy Lạp G.Papandreou thực hiện chuyến công du tới Luxemburg, Ðức, Pháp và Mỹ để tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tuy nhiên, kết quả chuyến thăm trên không được như mong đợi. Trong các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo các nước Luxemburg, Ðức, Pháp và Mỹ đều ngỏ ý có thể giúp đỡ Hy Lạp, nhưng chủ yếu trên phương diện chính trị chứ không phải các gói hỗ trợ tài chính cụ thể. Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) tuyên bố sẵn sàng bổ sung hỗ trợ tài chính giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng. Năm 2009, EIB đã cho Hy Lạp vay 1,6 tỷ euro. EU cũng cam kết hỗ trợ Hy Lạp, sau khi Athens đã cắt giảm chi tiêu hiệu quả và đạt mục tiêu giảm mức thâm hụt xuống còn 8,7% trong năm nay. EU đang có kế hoạch thành lập một định chế tài chính của khu vực đồng euro, theo mô hình IMF, nhằm cứu trợ các nước thành viên rơi vào khủng hoảng tài chính, như Hy Lạp. Bỉ kêu gọi thành lập Cơ quan Nợ châu Âu (EDA), nhằm quản lý các khoản nợ công của chính phủ các nước thành viên khu vực đồng euro.


Kế hoạch kinh tế "thắt lưng, buộc bụng" của Chính phủ Hy Lạp có thể làm vừa lòng EU và tăng niềm tin của các chủ nợ, nhưng lại khiến người dân nước này bất bình vì bị giảm quyền lợi. Rõ ràng, để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp, cần sự phối hợp đồng bộ giữa nguồn lực trong nước và sự giúp đỡ của bên ngoài.


                                                                                        Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Tổng thống Hamid Karzai.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nấc thang mới căng thẳng trong quan hệ Lybia với phương Tây và Mỹ

Quan hệ giữa Lybia và Thụy Sĩ bị đẩy thêm một bước căng thẳng sau khi vừa qua Tripoli tuyên bố áp đặt cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Thụy Sĩ .

Thời tiết thay đổi, thế giới khốn đốn vì hạn hán

Rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng bất thường do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, khiến hàng chục triệu người dân mưu sinh dọc các con sông bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

CHDCND Triều Tiên đặt quân đội trong tình trạng báo động

Hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên KCNA ngày 9-3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố Bình Nhưỡng sẵn sàng cho cả đối thoại lẫn chiến tranh với Mỹ, đồng thời tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân để đáp trả các mối đe dọa và khiêu khích quân sự của Mỹ.

Hậu bầu cử Quốc hội tại Iraq: Khó khăn còn ở phía trước

Theo giới truyền thông nước ngoài, đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi Iraq tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội hôm 7/3.

Chính phủ Thái Lan đối phó tuần hành

Luật an ninh nội địa được thực thi từ ngày 11 đến 23-3, trong lúc người lao động di cư có nguy cơ bị tống giam nếu tham gia tuần hành chống chính phủ

Iran thử thành công tên lửa từ tàu khu trục mới

Hải quân Iran đã thử thành công tên lửa từ chiếc tàu khu trục sản xuất trong nước đầu tiên ở vùng biển phía Nam nước này – Hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục