Ngày 14/12/2006, với việc ông Ban Ki-moon tuyên thệ nhậm chức Tổng Thư ký, một tổ chức quyền lực nhất hành tinh - Liên hợp quốc (LHQ) - người Hàn Quốc lại một lần nữa lập "kỳ tích sông Hàn" về chính trị sau khi đã đạt được "kỳ tích kinh tế" vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tinh thần Mukuokai Những kỳ tích trên hoàn toàn được hoạch định ngay từ những ngày đầu chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên vào năm 1953, bởi những người con ưu tú nhất của nhân dân và tập hợp trong một tổ chức gọi là phong trào Mukuokai. Phong trào này có nguồn gốc từ nước Nhật từ nhiều thế kỷ trước rồi sau này du nhập vào bán đảo Triều Tiên. Thành viên của phong trào Mukuokai chủ yếu là những trí thức tiến bộ có tâm huyết với sự phục hưng của quốc gia và lấy sự phục vụ vô điều kiện cho lợi ích của nhân dân cũng là của dân tộc làm kim chỉ nam cho mỗi suy nghĩ, hành động. Họ lấy tri thức nhân loại và thực tiễn phát triển xã hội, khoa học - công nghệ làm chất xám cho bản thân mình và xung lực để hồi sinh tổ quốc. Hằng tuần, họ tập hợp nhau lại để thảo luận những vấn đề nóng hổi của đất nước và đề ra quyết sách, nhằm giải quyết chúng một cách hiệu quả nhất. Phong trào Mukuokai còn là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nhân tài cho đất nước. Sau chiến tranh, Hàn Quốc nằm trên đống tro tàn và đổ nát. Do tài nguyên mà trời phú cho không nằm ở phía Các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc khởi đầu kế hoạch phục hồi kinh tế bằng chiến lược thu hút ngoại tệ. Những công dân của Hàn Quốc xung phong đi ra nước ngoài và dấn thân làm những công việc mà không một ai ở nước sở tại chịu làm để gửi từng đồng ngoại tệ về cho nhà nước. Họ được tôn vinh như những anh hùng. Nhờ những nỗ lực vượt bậc, tình hình kinh tế đã được cải thiện một cách rõ rệt, hạ tầng cơ sở vật chất cơ bản được hoàn tất. Song để phát triển đất nước không có con đường nào khác là phải trở thành nước công nghiệp phát triển, có tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá gấp nhiều lần nguyên liệu thô được nhập từ khắp nơi trên thế giới về. Để làm được việc đó, từ các nhà thiết kế cho tới người thợ sản xuất từng chi tiết thiết bị phải lao động bằng cả khối óc và trái tim để mỗi sản phẩm được đưa đi xuất khẩu dù nhỏ như đôi giày, chiếc áo cho tới cả tổ hợp dàn khoan trên biển cũng phải khẳng định chắc chắn thương hiệu quốc gia, uy tín dân tộc. Bước vào thập niên 70 của thế kỷ XX, Hàn Quốc xác định lĩnh vực cạnh tranh trên thương trường quốc tế của mình là mặt hàng điện tử - một lĩnh vực đòi hỏi chất xám và tay nghề cũng như trình độ cơ giới hoá và tự động hóa đặc biệt cao trong khi giá thành nhập nguyên liệu lại rẻ, song giá trị xuất khẩu lại cao. Vì vậy, hàng loạt công ty điện tử như Samsung, Hyundai, GM Daewoo… đã ra đời. Với chiến lược chất lượng là trên hết, các công ty này đã nhanh chóng đưa Hàn Quốc nổi tiếng trên khắp thế giới như là cường quốc sản xuất chất bán dẫn và uy tín đó đã cho phép họ xâm nhập rất thành công vào các lĩnh vực kinh doanh khác trên toàn cầu… Từ một nước nghèo nàn, điêu đứng sau chiến tranh chỉ cần 30 năm phấn đấu không mệt mỏi Hàn Quốc đã làm nên "kỳ tích sông Hàn" và trở thành nước công nghiệp phát triển đứng thứ 10 trên thế giới. Năm 1977, cũng giống như các nước châu Á khác, Hàn Quốc phải đối đầu với cơn khủng hoảng tài chính nặng nề khiến Seoul buộc phải vay khẩn cấp Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 57 tỷ dollar với lãi suất cao để hãm phanh nền kinh tế đang đứng trên bờ vực thẳm. Điều này đã giáng vào lòng tự trọng của từng chính trị gia cho tới từng công dân. Toàn quốc tự nguyện thực thi chính sách thắt lưng buộc bụng. Chính phủ thực hiện chính sách cải tổ cách thức quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô và vi mô trong lúc từng hàng dài người dân xếp hàng quyên góp vàng, đá quý… cho quỹ quốc gia và họ xem đó là bổn phận hết sức thiêng liêng trước tổ quốc. Tinh thần quật cường, ý thức dân tộc, tài trí của các nhà lãnh đạo lại một lần nữa đưa Hàn Quốc vượt qua cơn bĩ cực trong một thời gian kỷ lục. Chỉ trong 3 năm, Bước đi mới của Ban Ki-moon
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon.
Muốn có tiếng nói đầy trọng lượng tại LHQ, Hàn Quốc trước tiên phải chứng tỏ bản lĩnh, trách nhiệm của mình tại sân nhà - bán đảo Triều Tiên, nơi duy nhất trên thế giới cho tới giờ vẫn duy trì thế đối đầu quân sự căng thẳng giữa hai miền chưa thống nhất. Người được "chọn mặt gửi vàng" đi nước cờ chính trị quan trọng này không phải ai khác là nhà ngoại giao Ban Ki-moon.
Ông Ban sinh năm 1944. Tuy học trung học tại miền quê Chungju nhưng với trí tuệ và khả năng xuất chúng, ông đã giành được phần thưởng sang thăm Mỹ và có vinh dự tiếp kiến Tổng thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul, ông sang tu nghiệp tại Harvard vào năm 1985 và trở thành thành viên của phong trào Mukuokai.
Trải qua nhiều cương vị công tác và đảm nhận các vị trí quan trọng trong các Ủy ban Quốc tế, vào năm 1992, ông được
Trên mặt trận văn hoá, khởi đầu
Năm 2001, khi Hàn Quốc làm chủ tọa phiên họp lần thứ 56 của Đại hội đồng LHQ, ông Ban trong cương vị là Chủ tịch đoàn Chủ tịch hội đồng đã để lại dấu ấn vàng son cho nền ngoại giao Hàn Quốc và quốc tế. Bởi sau vụ khủng bố 11/9/2001 thế giới hầu như choáng váng và một phần không nhỏ trở nên tê liệt bởi nỗi sợ hãi khủng khiếp về bóng ma Bin Laden, ông Ban bằng ý chí sắt đá và nghị lực phi thường đã biến khoá họp lần thứ 56 thành diễn đàn quốc tế đoàn kết vì tương lai của nhân loại và thống nhất cao độ trong cuộc chiến không thỏa hiệp với chủ nghĩa khủng bố.
Ngày 13/10/2006, với sự bỏ phiếu quyết định của 192 thành viên LHQ, ông Ban Ki-moon đã trở thành TTK LHQ khóa thứ 8 với nhiệm kỳ 5 năm. Thế giới hy vọng rằng: Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á. Vì thế một người con ưu tú của Hàn Quốc và của châu Á sẽ có trách nhiệm, lương tâm và bằng mọi nỗ lực của chính mình thực hiện một trong những sứ mệnh thiêng liêng mà nhân loại kỳ vọng: Đó là giúp đỡ, truyền lại cho rất nhiều nước về bài học vươn lên từ tro bụi thành ngôi sao lấp lánh trên bầu trời thế giới để "kỳ tích sông Hàn" của Hàn Quốc như hạt giống vàng được rải khắp hành tinh này.
Chưa bao giờ được đặt chân tới Hàn Quốc, song khi quan sát chỉ một trong vấn đề về cách thức hành xử của các chuyên gia Hàn Quốc đối với môi trường thiên nhiên của Việt Nam - nơi họ đang giúp chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng, thi công nhà máy xí nghiệp cho tới vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tôi có cảm tưởng họ là cách én đầu tiên đến từ sông Hàn báo hiệu một "mùa xuân ngọt ngào hương thơm" đang tràn về trên Tổ quốc ta trong một ngày không xa
Theo CAND
Theo Tân Hoa xã, Liên minh Người Iraq (IL) của cựu Thủ tướng Iyad Allawi, vừa giành thắng lợi sít sao trong cuộc tổng tuyển cử ở nước này hôm 7-3, cho biết họ đã xem xét khả năng yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp tháo gỡ bế tắc chính trị hiện nay ở Iraq.
Phó Thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban ngày 29/4 tái khẳng định Trung tâm Các giải pháp tình trạng khẩn cấp (CRES) sẽ không cho phép những người biểu tình từ giao lộ Ratchaprasong ở trung tâm Bangkok ra bên ngoài chặn đường và gây phiền nhiễu cho dân chúng, nếu không CRES sẽ "thực hiện hành động mạnh để đáp trả."
Các lực lượng vũ trang Nga đã có buổi diễn tập diễu hành mừng 65 năm ngày chiến thắng của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Theo kế hoạch, sự kiện này sẽ ở 18 thành phố khắp nước Nga vào 9/5.
Thị trường chứng khoán châu Âu, tỉ giá đồng euro và lãi suất vay của Hi Lạp phần nào lấy lại cân bằng hôm 29-4 sau các cam kết hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên cuộc khủng hoảng vẫn có nguy cơ lan rộng.
Ngày 28-4, thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi Hãng Standard & Poor’s xác định Hi Lạp đã không còn khả năng trả nợ. Cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp có nguy cơ lan rộng ra châu Âu, bắt đầu là Bồ Đào Nha.
Công trình đê chắn biển dài nhất thế giới hứa hẹn sẽ trở thành một “xa lộ kinh tế” để Hàn Quốc vươn ra bên ngoài vùng Đông Bắc Á