Ngày 12/6, hàng chục nghìn người Đức đã xuống đường ở thủ đô Berlin và thành phố Stuttgart để phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" được coi là khắc khổ nhất của nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Theo các nhà tổ chức, khoảng 15.000-20.000 người đã tham gia cuộc tuần hành có quy mô lớn nhất tại Berlin trong những năm gần đây nhằm phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ.
Tại thành phố Stuttgart, khoảng 10.000 người cũng tham gia biểu tình phản đối các biện pháp về thuế và cắt giảm ngân sách.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi chính phủ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7/6 công bố các kế hoạch về thuế và cắt giảm ngân sách trị giá 80 tỷ euro (96,30 tỷ USD) trong vòng 4 năm tới nhằm đưa mức thâm hụt liên bang về mức giới hạn 3% theo Hiệp định phát triển và ổn định của Liên minh châu Âu (EU).
Chính phủ liên minh hy vọng sẽ tiết kiệm được 30 tỷ euro trong 4 năm tới từ lĩnh vực phúc lợi, chủ yếu là trợ cấp thất nghiệp, và cắt giảm hàng nghìn việc làm trong chính quyền liên bang. Tuy nhiên, kế hoạch trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Kết cuộc thăm dò dư luận do tổ chức Infratest dimap tiến hành cho thấy 79% số người được hỏi cho rằng gói "thắt lưng buộc bụng" trên không công bằng về mặt xã hội, trong khi 93% nghĩ rằng các biện pháp đó không đủ đáp ứng mục tiêu tiết kiệm của chính phủ.
Ngày 12/6, Thủ tướng Pháp Francois Fillon cũng công bố kế hoạch cắt giảm 45 tỷ euro (54,5 tỷ USD) chi tiêu công trong vòng 3 năm tới nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách của nước này về mức 3%.
Thủ tướng Fillon khẳng định chính phủ sẽ cắt giảm 100 tỷ euro thâm hụt công, trong đó một nửa từ cắt giảm chi tiêu công và một nửa từ tăng nhu nhập từ thuế./.
Theo TTXVN
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc số ra ngày 11/6 cho hay, báo cáo của Cơ quan thanh kiểm tra Hàn Quốc (BAI) đã chỉ ra rằng, lực lượng hải quân Hàn Quốc đã không kịp thời thực hiện các hành động đề phòng, đối phó hiệu quả để tránh việc xảy ra vụ nổ và chìm tàu Cheonan.
Người đứng đầu quân lực Hàn Quốc đã vắng mặt tại nhiệm sở vào đêm 26/3, khi xảy ra sự cố chiến hạm Cheonan bị chìm, rồi tìm cách che đậy sự kiện này - các nhà điều tra của chính phủ ở Hàn Quốc tiết lộ.
“Gần 60 triệu người sống xung quanh dãy núi Himalaya sẽ không đủ lương thực để sống trong vài thập kỷ tới khi các sông băng bị nóng chảy và nguồn nước cung cấp cho mùa màng bị khô hạn”. Đó là nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Hà Lan vừa được đăng trên tờ Science. Kết luận này đã giảm mức độ cảnh báo của LHQ cách đây vài năm, theo đó hàng trăm triệu người có thể bị đói.
Hãng AFP dẫn nguồn tin Bộ Y tế Kyrgyzstan ngày 11-6 thông báo ít nhất 39 người chết, hơn 500 người bị thương trong cuộc bạo động kéo dài từ tối 10-6 đến ngày 11-6 tại miền Nam Kyrgyzstan.
Hôm 9/6, tức 2 ngày sau khi trở về Moskva, nhóm chuyên gia điều tra của Nga về vụ đắm tàu Cheonan đã đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với bản kết luận điều tra trước của nhóm điều tra liên quốc gia do Mỹ và Hàn Quốc đứng đầu.
Đặc phái viên Trung Quốc tại Trung Đông Vũ Tư Khắc ngày 10/6 cho biết Bắc Kinh đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Iran thông qua con đường ngoại giao.