Tướng Lee Sang-eui, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, đệ đơn xin nghỉ hưu sau khi bị chỉ trích là thiếu trách nhiệm trong vụ đắm tàu chiến Cheonan.
Tướng Lee Sang-eui (trái) và tướng Walter Sharp, chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Ảnh: Korea Times. |
Hãng thông tấn Yonhap cho biết, tướng Lee nộp đơn xin nghỉ hưu lên Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-young hôm qua.
Quyết định của tướng Lee được đưa ra ba ngày sau khi Cơ quan Thanh tra quốc gia Hàn Quốc (BAI) đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng kỷ luật Lee và 24 quan chức quân đội cao cấp khác do không làm tròn trách nhiệm trong việc đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh lính trước thời điểm xảy ra vụ đắm tàu Cheonan hồi tháng 3.
“Tôi cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm với vụ đắm tàu Cheonan”, hãng Yonhap dẫn lời ông Lee.
BAI cáo buộc tướng Lee bỏ trực chiến, không có mặt tại trung tâm chỉ huy - kiểm soát của Bộ Quốc phòng vào tối 26/3 - thời gian vụ nổ tàu Cheonan xảy ra. Trên thực tế, thay vì thực hiện nhiệm vụ trực chiến, tướng Lee ngủ tại văn phòng sau khi uống rượu. Khoảng một tiếng rưỡi sau khi chiến hạm Cheonan chìm ông mới tới tổng hành dinh của quân đội Hàn Quốc ở thủ đô Seoul. Tại đây ông chỉ họp khẩn với Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-young trong khoảng 10 phút rồi về văn phòng để ngủ tới tận 5h sáng hôm sau, theo BAI.
Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân còn bị cáo buộc làm sai lệch báo cáo giao ban để chứng minh ông có mặt tại trung tâm chỉ huy - kiểm soát vào tối 26/3 và ra lệnh báo động quân đội sau khi tàu chiến Cheonan chìm.
Tàu Cheonan của Hàn Quốc, trọng tải 1.200 tấn, chở 104 thủy thủ, chìm ở vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên, khiến 46 người thiệt mạng. Báo cáo của Ủy ban điều tra quốc tế gồm 5 nước kết luận tàu chiến chìm là do ngư lôi của Triều Tiên. Hàn Quốc đã đệ trình vấn đề này lên Hội đồng Bảo an.
Triều Tiên liên tục bác bỏ việc dính líu đến vụ tàu Cheonan. Bình Nhưỡng mới đây cảnh báo việc Hội đồng Bảo an đưa vụ tàu chìm vào chương trình nghị sự có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh bán đảo. Đồng thời, Triều Tiên cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc can thiệp để nước này có thể tiến hành điều tra riêng
Theo VnExpress
Ngày 11/6, chính quyền lâm thời Kyrgyzstan đã buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi các vụ đụng độ ở miền Nam kéo dài tới 3 ngày.
Theo tin của Ðài Truyền hình Cu-ba ngày 11-6, Chính phủ Cu-ba công bố "chiến lược bán lương thực và thực phẩm mới", trong đó cho phép nông dân trực tiếp bán sản phẩm của mình tại các chợ ở Thủ đô La Ha-ba-na.
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc số ra ngày 11/6 cho hay, báo cáo của Cơ quan thanh kiểm tra Hàn Quốc (BAI) đã chỉ ra rằng, lực lượng hải quân Hàn Quốc đã không kịp thời thực hiện các hành động đề phòng, đối phó hiệu quả để tránh việc xảy ra vụ nổ và chìm tàu Cheonan.
Người đứng đầu quân lực Hàn Quốc đã vắng mặt tại nhiệm sở vào đêm 26/3, khi xảy ra sự cố chiến hạm Cheonan bị chìm, rồi tìm cách che đậy sự kiện này - các nhà điều tra của chính phủ ở Hàn Quốc tiết lộ.
“Gần 60 triệu người sống xung quanh dãy núi Himalaya sẽ không đủ lương thực để sống trong vài thập kỷ tới khi các sông băng bị nóng chảy và nguồn nước cung cấp cho mùa màng bị khô hạn”. Đó là nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Hà Lan vừa được đăng trên tờ Science. Kết luận này đã giảm mức độ cảnh báo của LHQ cách đây vài năm, theo đó hàng trăm triệu người có thể bị đói.
Hãng AFP dẫn nguồn tin Bộ Y tế Kyrgyzstan ngày 11-6 thông báo ít nhất 39 người chết, hơn 500 người bị thương trong cuộc bạo động kéo dài từ tối 10-6 đến ngày 11-6 tại miền Nam Kyrgyzstan.