QH U-crai-na đã thông qua dự luật điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại nước này do Chính phủ của Tổng thống U-crai-na V.Y-a-nu-cô-vích đệ trình. Theo đó, U-crai-na chính thức thiết lập quy chế trung lập, hay là "không liên minh", đồng nghĩa với việc từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO).
Quyết định chính thức từ bỏ mục tiêu mà chính quyền tiền nhiệm theo đuổi, một lần nữa, khẳng định ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Y-a-nu-cô-vích là tập trung phục hồi kinh tế đất nước, củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng giềng truyền thống và châu Âu.
Dự luật khẩn cấp "Nguyên tắc trong chính sách đối nội và đối ngoại" được Tổng thống Y-a-nu-cô-vích trình QH nói trên, liệt kê một loạt phương hướng chính sách của chính phủ trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của người dân U-crai-na. Tổng thống Y-a-nu-cô-vích tuyên bố, hiện nay mục tiêu gia nhập NATO là không thực tế với U-crai-na, do đa số người dân không ủng hộ kế hoạch này. Tuy nhiên, ông Y-a-nu-cô-vích khẳng định, Ki-ép tiếp tục duy trì hợp tác và không hạ thấp mức độ mối quan hệ với khối quân sự này.
Từ chối gia nhập NATO, Ki-ép tập trung phát triển quan hệ với châu Âu. Dự luật đề cập mong muốn của Ki-ép trở thành thành viên của Liên hiệp châu Âu (EU), cùng với củng cố và phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp và hợp tác chiến lược với Nga, với các nước trong khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Tổng thống Y-a-nu-cô-vích khẳng định, trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh chính sách đối ngoại, U-crai-na cần duy trì chính sách không liên minh, không gia nhập các liên minh chính trị, quân sự, nhưng ưu tiên tham gia hoàn thiện và phát triển hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu, tiếp tục hợp tác mang tính xây dựng với NATO và các khối quân sự khác, trên cơ sở tôn trọng lợi ích và cùng có lợi.
Trước khi đệ trình dự luật chính sách lên QH, việc gác lại kế hoạch gia nhập NATO đã được Chính phủ U-crai-na thông báo rộng rãi. Ngày 27-5, Tổng thống Y-a-nu-cô-vích cho biết, việc U-crai-na gia nhập NATO vào thời điểm hiện nay là "phi thực tế", bởi để trở thành thành viên chính thức của khối quân sự lớn nhất hành tinh này thì tiêu chí đầu tiên là phải được đa số người dân ủng hộ. Trước đó, tại một hội nghị về chính sách đối ngoại tại Ki-ép, Bộ trưởng Ngoại giao U-crai-na C.Grư-sen-cô tuyên bố, vấn đề Ki-ép gia nhập NATO đã bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự của chính phủ. Theo ông, kế hoạch này không được đa số người dân ủng hộ, các cuộc đàm phán gia nhập NATO đã ảnh hưởng xấu tới hiệu quả chính sách đối ngoại của
U-crai-na. Ngày 6-4, Tổng thống Y-a-nu-cô-vích đã ban hành sắc lệnh giải tán hai cơ quan cấp Nhà nước được thành lập để xúc tiến việc gia nhập NATO. Ðó là Ủy ban điều hành tiến trình gia nhập NATO và ỦY ban xúc tiến gia nhập NATO - các cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy hội nhập với châu Âu và khu vực Ðại Tây Dương, do lãnh đạo "cách mạng cam", cựu Tổng thống V.Y-u-sen-cô thành lập nhằm thực hiện tiến trình "hướng Tây".
Trở thành thành viên NATO từng là mục tiêu phải thực hiện bằng mọi giá đối với lãnh đạo "cách mạnh cam", cựu Tổng thống thân phương Tây V.Y-u-sen-cô, cho dù đa số người dân không ủng hộ cũng như bản thân NATO không tỏ rõ thiện chí. Việc gia nhập NATO của Ki-ép được chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống G.Bu-sơ ủng hộ, trong khi vấp phải sự nghi ngại, phản đối của một số thành viên NATO ở châu Âu. Tại Hội nghị cấp cao NATO tháng 4-2008, NATO đồng ý về nguyên tắc, "U-crai-na sẽ trở thành thành viên NATO trong tương lai", nhưng nhấn mạnh việc này phải do chính người dân U-crai-na quyết định. Sau cuộc xung đột Nga - Gru-di-a tháng 8-2008, hầu hết các nước NATO nhận định việc kết nạp U-crai-na và Gru-di-a làm thành viên có thể gây mâu thuẫn, thậm chí xung đột, nhất là với Nga. Và Báo cáo chiến lược mới nhất của NATO đã không đề cập khả năng sớm kết nạp U-crai-na.
Quyết định của chính quyền Y-a-nu-cô-vích chấm dứt tiến trình gia nhập NATO phù hợp mong muốn của cử tri U-crai-na. Theo kết quả thăm dò dư luận, do Viện Xã hội học quốc tế (U-crai-na) tiến hành, cho thấy 53% dân số U-crai-na phản đối việc Ki-ép gia nhập NATO, chỉ có 17% số người ủng hộ. Giới phân tích nhận định, quyết định trên là điều tất yếu. Ngay từ khi vận động tranh cử Tổng thống, ông Y-a-nu-cô-vích đã tuyên bố rằng, việc Ki-ép gia nhập NATO là điều không thể được thực hiện, vì tương lai của U-crai-na không nằm ở phía Tây. Lên nắm quyền từ tháng 2 vừa qua, ông Y-a-nu-cô-vích đã đưa U-crai-na trở lại gần gũi với quốc gia láng giềng Nga. Hai nước đã khôi phục quan hệ đối tác chiến lược và ký kết những thỏa thuận quan trọng, như gia hạn sự có mặt của Hạm đội Biển Ðen của Nga tại cảng Xê-va-xtô-pôn của U-crai-na, các hiệp định hợp tác về an ninh, kinh tế, năng lượng...
Theo báo chí U-crai-na, trong tương lai gần, U-crai-na sẽ không có kế hoạch tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào. Bởi lẽ, mục tiêu hàng đầu hiện nay của Tổng thống Y-a-nu-cô-vích là cứu nền kinh tế U-crai-na khỏi sụp đổ, vì thế chính phủ cần sự hỗ trợ, nhất là về tài chính, từ nhiều phía, trong đó quan trọng nhất là từ quốc gia láng giềng Nga. Ðặt dấu chấm hết cho mục tiêu "hướng Tây" là một trong những bước thực hiện cam kết của Ki-ép thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt đẹp, đối tác chiến lược với Mát-xcơ-va.
Theo ND
Lực lượng an ninh đặc biệt của Nga đã lập được một chiến công vang dội và hiếm thấy khi họ bắt sống được Ali Taziev có biệt danh Magas - một trong những lãnh đạo quan trọng nhất của tập đoàn phiến quân đòi ly khai Bắc Cavcaz ra khỏi Liên bang Nga.
Ngày 10/6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ tăng lên 86,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2010 (tăng khoảng 60.000 thùng so với dự báo trước đó). Điều này có được là do dự báo về nhu cầu dầu mỏ tăng cao ở các nước phát triển.
Ngày 11/6, chính quyền lâm thời Kyrgyzstan đã buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi các vụ đụng độ ở miền Nam kéo dài tới 3 ngày.
Theo tin của Ðài Truyền hình Cu-ba ngày 11-6, Chính phủ Cu-ba công bố "chiến lược bán lương thực và thực phẩm mới", trong đó cho phép nông dân trực tiếp bán sản phẩm của mình tại các chợ ở Thủ đô La Ha-ba-na.
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc số ra ngày 11/6 cho hay, báo cáo của Cơ quan thanh kiểm tra Hàn Quốc (BAI) đã chỉ ra rằng, lực lượng hải quân Hàn Quốc đã không kịp thời thực hiện các hành động đề phòng, đối phó hiệu quả để tránh việc xảy ra vụ nổ và chìm tàu Cheonan.
Người đứng đầu quân lực Hàn Quốc đã vắng mặt tại nhiệm sở vào đêm 26/3, khi xảy ra sự cố chiến hạm Cheonan bị chìm, rồi tìm cách che đậy sự kiện này - các nhà điều tra của chính phủ ở Hàn Quốc tiết lộ.