Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên cùng xuất hiện tại một phiên họp kín không chính thức của Liên Hợp Quốc để bảo vệ mình trong một tranh cãi liên quan tới vụ chìm tàu chiến Cheonan ở Hoàng Hải hồi tháng 3.

 

Seoul yêu cầu Liên Hợp Quốc có "các biện pháp thích đáng và đúng lúc", cáo buộc Bình Nhưỡng là thủ phạm đánh chìm tàu chiến Cheonan làm 46 thủy thủ thiệt mạng. 

Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên bác bỏ mọi sự liên quan, tuyên bố họ là nạn nhân. 

Trước 15 thành viên Hội đồng Bảo an, hai bên đã đưa ra quan điểm của mình. Hàn Quốc phát biểu trước, trình bày trong nửa tiếng đồng hồ kèm theo một đoạn video 7 phút. 

Sau khi nghe ý kiến trình bày của cả hai bên, các quan chức Liên Hợp Quốc nói rằng họ "thực sự quan tâm" đến vụ việc và cần phải bàn bạc thêm. 

"Hội đồng Bảo an mạnh mẽ kêu gọi các bên kiềm chế bất kỳ một hành động nào có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực", trích một thông báo của Hội đồng Bảo an.

Các phóng viên tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York cho hay, Hàn Quốc đã trình ra bằng chứng và nói rằng chúng chứng tỏ tàu chiến Cheonan bị nổ rồi chìm là do trúng ngư lôi Triều Tiên. 

"Chúng tôi hy vọng trên cơ sở này, Hội đồng Bảo an sẽ có biện pháp thích đáng và đúng thời điểm chống lại Triều Tiên", đại diện Hàn Quốc Yoon Duk-yong nhấn mạnh. 

Các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc cho biết, CHDCND Triều Tiên đã yêu cầu một cơ hội tới quan sát hiện trường vụ nổ, và một lần nữa gọi các cáo buộc của Hàn Quốc là giả mạo và gian trá. 

"Chúng tôi chẳng có lý do gì làm vậy. "Chúng tôi chỉ là nạn nhân, chúng tôi muốn nói rõ quan điểm của mình ở đây", trích lời ông Pak Tok-hun, phó đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc. 

Đến thời điểm này, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Nga và Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận về cuộc điều tra vụ tàu Cheonan.

Tranh cãi liên quan tới vấn đề này đã đẩy mối quan hệ liên Triều lên một mức căng thẳng mới. Seoul đã tạm dừng các hoạt động thương mại với quốc gia láng giềng phía bắc còn Bình Nhưỡng đáp trả bằng cách cắt đứt mọi quan hệ.

 

                                                                      Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tổng thống Yudhoyono (phải) và con trai bỏ phiếu bầu cử tổng thống năm 2009
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Người Đức biểu tình phản đối "thắt lưng buộc bụng"

Ngày 12/6, hàng chục nghìn người Đức đã xuống đường ở thủ đô Berlin và thành phố Stuttgart để phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" được coi là khắc khổ nhất của nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Nga bắt sống trùm khủng bố Ali Taziev

Lực lượng an ninh đặc biệt của Nga đã lập được một chiến công vang dội và hiếm thấy khi họ bắt sống được Ali Taziev có biệt danh Magas - một trong những lãnh đạo quan trọng nhất của tập đoàn phiến quân đòi ly khai Bắc Cavcaz ra khỏi Liên bang Nga.

IEA nâng mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2010

Ngày 10/6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ tăng lên 86,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2010 (tăng khoảng 60.000 thùng so với dự báo trước đó). Điều này có được là do dự báo về nhu cầu dầu mỏ tăng cao ở các nước phát triển.

Kyrgyzstan: Ban bố tình trạng khẩn cấp vì đụng độ ở miền Nam

Ngày 11/6, chính quyền lâm thời Kyrgyzstan đã buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi các vụ đụng độ ở miền Nam kéo dài tới 3 ngày.

Cu-ba mở rộng cải cách kinh tế

Theo tin của Ðài Truyền hình Cu-ba ngày 11-6, Chính phủ Cu-ba công bố "chiến lược bán lương thực và thực phẩm mới", trong đó cho phép nông dân trực tiếp bán sản phẩm của mình tại các chợ ở Thủ đô La Ha-ba-na.

Hải quân Hàn Quốc đã che giấu vụ chìm tàu Cheonan?

Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc số ra ngày 11/6 cho hay, báo cáo của Cơ quan thanh kiểm tra Hàn Quốc (BAI) đã chỉ ra rằng, lực lượng hải quân Hàn Quốc đã không kịp thời thực hiện các hành động đề phòng, đối phó hiệu quả để tránh việc xảy ra vụ nổ và chìm tàu Cheonan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục