Lực lượng SWAT của Hàn Quốc diễn tập chống khủng bố nhằm bảo đảm an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới

Lực lượng SWAT của Hàn Quốc diễn tập chống khủng bố nhằm bảo đảm an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới

Hôm nay 22-10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G-20 bắt đầu phiên họp 2 ngày nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Seoul. Các chuyên gia dự báo các vị bộ trưởng sẽ không còn cảnh tay bắt mặt mừng như năm ngoái với hy vọng G-20 sẽ thay thế G-8 nữa bởi đang bị áp lực nặng nề về việc giải tỏa mối quan hệ căng thẳng tiền tệ hiện nay. Trước khi diễn ra hội nghị, dư luận thế giới thậm chí cho rằng đã bắt đầu một cuộc chiến tranh tiền tệ, đặt biệt giữa đồng NDT và đồng usd cũng như các quốc gia châu Á khác.

 

Lu mờ các giải pháp phục hồi kinh tế

Dự báo tại hội nghị này, việc giải quyết cuộc chiến tiền tệ sẽ đẩy các vấn đề như giải pháp phục hồi kinh tế thế giới, cải cách IMF và WB sang một bên và sẽ xảy ra tranh cãi gay gắt giữa các nước. Trước hội nghị Mỹ cho biết đang tìm cách lôi kéo các đồng minh trong vấn đề tỷ giá đồng NDT. Phía Trung Quốc khẳng định không có lý do gì thay đổi tỷ giá vì nó không quan trọng bằng việc phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế đang đóng vai trò quan trọng.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung Hyun cho biết chính quyền Seoul đang ráo riết chuẩn bị một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn đà gia tăng của đồng won trong bối cảnh các nhà tư bản quốc tế đang ồ ạt đổ vào những thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao như Hàn Quốc. Trong 3 tháng qua, đồng won của Hàn Quốc đã tăng giá 7,6% so với đồng USD và điều này gây trở ngại cho xuất khẩu của quốc gia này. Seoul có thể chính thức công bố và áp dụng các biện pháp vừa nêu ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 11.

Trước đó, Nhật Bản đã bán ra một khối lượng lớn đồng yên để giữ giá đồng tiền này. Tính từ đầu năm tới nay, giá đồng yên tăng 13% so với đồng USD và hiện ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua so với USD. Brazil cũng đã thực hiện một số biện pháp chặn đà tăng giá đồng tiền của mình.

Nguyên nhân chiến tranh tiền tệ

Theo Financial Times, tất cả các cuộc tranh cãi hiện nay chung quanh vấn đề tỷ giá hối đoái diễn ra trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế của các nước công nghiệp phát triển còn yếu kém. Trong khi đó, các quốc gia đang trỗi dậy lại có tiềm năng phát triển rất cao. Khi một nền kinh tế được coi là có tiềm năng phát triển và tăng trưởng cao tự nhiên sẽ thu hút vốn đầu tư của các nền kinh tế khác. Hệ quả trực tiếp của việc này là đồng tiền tăng giá và đe dọa đến xuất khẩu. Chưa kể tình trạng dư thừa vốn dẫn đến nguy cơ lạm phát và đầu cơ.

Trong báo cáo vừa được công bố ngày 19-10, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước trong khu vực Đông Á trước những rủi ro tiền tệ. Theo WB, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và các nền kinh tế tiến bộ hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… tiếp tục là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhất thế giới, dự đoán là 8,9% trong năm nay. Tỷ lệ tăng trưởng “hấp dẫn này” sẽ là nguyên nhân khiến tỷ giá hối đoái của các đơn vị tiền tệ trong khu vực có khuynh hướng tiếp tục gia tăng. Điều đó càng cho thấy viễn cảnh cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng gì châu Á đang lao vào trận chiến hối đoái.

Cuộc chiến tiền tệ có thể đẩy thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.

 

                                                                                          Theo SGGP

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục