Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phát biểu ngay sau khi đến sân bay ở Seoul ngày 10-11.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phát biểu ngay sau khi đến sân bay ở Seoul ngày 10-11.

Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thông báo một loạt kế hoạch hành động cụ thể để hỗ trợ việc phát triển các nước nghèo. Tại cuộc họp báo ở Seoul (Hàn Quốc - HQ) ngày 10-11, một ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 11 và 12-11, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi sự đoàn kết giữa các nước G20 và tập trung vào phát triển. Theo hãng tin Reuters, ông Ban Ki-moon cho rằng đây là thời điểm quyết định đối với G20. Đồng thời, ông bày tỏ nỗi lo về sự chia rẽ giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong vấn đề tiền tệ. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh: “Tôi lo lắng bởi sự bất đồng ý kiến về các vấn đề nổi cộm hiện nay. Đây là thời điểm để đoàn kết”.

 
Ngoài ra, vị cựu ngoại trưởng HQ còn thúc giục các nhà lãnh đạo chú ý đến các nền kinh tế khác. Ông nêu HQ như một đất nước tiêu biểu cho việc đẩy mạnh sự phát triển của các nước nghèo. Ông nói: “Tôi lớn lên ở HQ khi nơi này bị chiến tranh tàn phá. Ngày nay, đây là một trong những nền kinh tế hàng đầu của thế giới. HQ là cầu nối giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển”.
 
Tổng Thư ký Ban hoan nghênh Tổng thống (TT) HQ Lee Myung-bak đã đưa vấn đề phát triển vào chương trình nghị sự của hội nghị cùng với các vấn đề như: tình trạng mất cân đối toàn cầu, tiền tệ, sự điều chỉnh về tài chính và thương mại. Ông khẳng định: “Sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh. Năm nay, 64 triệu người đã bị đẩy vào tình trạng cơ cực. Khắp mọi nơi đều cho thấy sự bấp bênh về kinh tế và lo âu về việc làm”.
 
Về vấn đề này, TT HQ cho biết các nhà lãnh đạo G20 sẽ thông báo một loạt kế hoạch hành động cụ thể để hỗ trợ việc phát triển các nước nghèo. Theo ông Lee, cuộc vận động phát triển của G20 sẽ góp phần vào các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc để đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhằm kéo giảm một nửa tỉ lệ nghèo trên toàn cầu vào năm 2015.
 
Các nhà đàm phán G20 bày tỏ sự tin tưởng các nhà lãnh đạo sẽ đồng ý với nhau khi kết thúc hội nghị. Trong khi đó, an ninh đã được thắt chặt tại Seoul. Cảnh sát và các lực lượng vũ trang được đặt trong tình trạng báo động cao. Không có cuộc biểu tình lớn nào. Hai cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra vào sáng 10-11 để phản đối thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và cuộc cải cách thuế ở HQ.
 
                                                                           Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Seoul trong hai ngày 11 và 12/11

20.000 người Myanmar chạy sang Thái Lan tránh xung đột

Đụng độ giữa các nhóm quân nổi dậy người thiểu số và lực lượng quân đội chính phủ đã khiến khoảng 20.000 người Myanmar tại khu vực biên giới với Thái Lan chạy tị nạn sang nước láng giềng.

Bạo động đẫm máu tại Brazil, 18 tù nhân thiệt mạng

Một vụ bạo động trong nhà tù Pedrinhas ở Sao Luis, thủ phủ bang Maranhao (Brazil) đã khiến ít nhất 18 tù nhân thiệt mạng.

4.500 người mắc kẹt ngoài khơi Thái Bình Dương

Gần 4.500 hành khách và thủy thủ đoàn của tàu du lịch viễn dương Carnival Splendor mắc kẹt ngoài khơi Thái Bình Dương, trong điều kiện thời tiết khoảng 17 độ C.

Hàn Quốc: 45.000 cảnh sát bảo vệ G20

Khoảng 20.000 người đã dự một cuộc tuần hành gần Tòa Thị chính Seoul hôm 7-11. Cảnh sát Hàn Quốc hôm 8-11 cho biết đã bắt giữ 4 người trong các cuộc tuần hành chống toàn cầu hóa diễn ra ở thành phố Seoul một ngày trước đó. Theo hãng tin Reuters, khoảng 20.000 người đã dự một cuộc tuần hành gần Tòa Thị chính Seoul hôm 7-11 để phản đối Hội nghị Cấp cao nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sắp tới.

Đông Á sau thượng đỉnh Đông Á

Đông Á sau hội nghị thượng đỉnh có một chút hứa hẹn và đôi chút tác động tập thể. Những nỗi niềm riêng vẫn cứ va chạm nhau là các tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và biển Đông. Một cú va chạm thế lực như tại Hội nghị ARF tháng 7 đã không tái diễn.

Quan hệ Mỹ-Ấn “định hình thế kỷ” 21

Phát biểu trong cuộc hội đàm hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho rằng mối quan hệ giữa Washington và Delhi sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình thế kỷ 21.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục