Theo một báo cáo bị rò rỉ của Liên hợp quốc, các chuyên gia của cơ quan này tin rằng Triều Tiên còn có ít nhất một cơ sở hạt nhân bí mật nữa.
Báo cáo căn cứ vào bằng chứng của nhà khoa học Mỹ Siegfried Hecker, người đã được viếng thăm một cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên vào tháng 11 năm ngoái. Ông cho biết với nhóm các chuyên gia của Liên hợp quốc rằng các máy ly tâm ông thấy có thể xuất phát từ các cơ sở bí mật khác.
Báo cáo của nhóm các chuyên trên chưa được công bố cho công chúng song đã được chuyển cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tuần trước.
Giới chức Triều Tiên đã cho ông Hecker, nhà khoa học đến từ Đại học Stanford, tham quan nhà máy làm giàu hạt nhân hoạt động hết công suất ở cơ sở hạt nhân Yongbyon vào tháng 11 vừa qua.
Nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc, nhóm đánh giá các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, đã được yêu cầu làm báo cáo sau khi ông Hecker tóm tắt với Hộ đồng Bảo an về chuyến đi của ông.
Các nhà ngoại giao tiết lộ với hãng Bloomberg rằng báo cáo của họ kết luật các máy ly tâm và các thiết bị khác ở lò phản ứng tại Yongbyon đã được hoạt động trước ở một hoặc hơn một các địa điểm bí mật nữa.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao nói với hãng thông tấn Reuters cho biết: “Không có cách nào có thể chứa được cơ sở máy ly tâm từ năm 2009 đến nay mà không có những cơ sở hạt nhân bí mật khác”.
Theo các nhà ngoại giao giấu tên, ông Hecker nói với nhóm các chuyên gia Liên hợp quốc rằng Triều Tiên có thể đã sản xuất tất cả các thiết bị. Và có nhiều khả năng Triều Tiên lắp ráp chúng ở ít nhất một địa điểm bí mật, trước khi chuyển tới Yongbyon.
Được biết, báo cáo của nhóm chuyên gia đề xuất thắt chặt thêm lệnh cấm vận với Triều Tiên, như đóng băng tài sản, cấm đi lại đối với các quan chức hạt nhân. Báo cáo dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Hồi tháng 12 năm ngoái, sau khi thảo luận với ông Hecker, giới chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại rằng Triều Tiên có thể còn có nhiều cơ sở hạt nhân bí mật.
Theo DanTri
Tân Hoa xã đưa tin từ Béc-lin cho biết, đêm 29-1, một đoàn tàu hỏa chở khoảng 40 hành khách và một tàu hàng đã đâm vào nhau tại khu vực gần nhà ga ở thị trấn Ô-se-lê-ben, bang Xa-xô-ni An-han, phía đông CHLB Ðức, làm ít nhất 10 người chết và hơn 20 người khác bị thương.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã ký thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới với Mỹ, không lâu sau khi văn kiện này được cả hai viện của quốc hội Nga tán thành.
Việc Triều Tiên phải đưa ra lời xin lỗi Hàn Quốc sau vụ chìm tàu Cheonan và vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong không phải là những điều kiện bắt buộc để Seoul đồng ý tái khởi động bàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân - các quan chức cấp cao Hàn Quốc khẳng định.
Từ ngày hôm qua, toàn lãnh thổ Nga bắt đầu triển khai chương trình kiểm tra quy mô các biện pháp an ninh-chống khủng bố tại tất cả các sân bay, ga đường sắt, bến cảng…
Ngày 27/1, hàng nghìn binh sỹ Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận giả định trên máy tính mô phỏng các cuộc tấn công tên lửa, chiến tranh du kích và một cuộc xâm lược quy mô lớn nhằm vào Nhật Bản.
Ngày 27.1, ông Jack Lang - đặc phái viên Liên Hợp Quốc về cướp biển - đã đề nghị mở các toà án quốc tế đặc biệt xét xử hải tặc tại miền bắc Somalia và Tanzania.