Cựu Tổng thống Bill Clinton được chào đón nồng nhiệt tại Đại học Ngoại thương
Trong lần trở lại Việt Nam giữa tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton được Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trao tặng bức tranh có hình Ngoại trưởng với chiếc nón lá - tác phẩm được khắc họa dựa trên hình ảnh về chuyến thăm của vợ chồng bà tới Việt Nam cách đây 10 năm. Kỷ vật ấy gợi lại nhiều dấu ấn sâu sắc về Hà Nội, về đất nước và con người Việt Nam của vợ chồng bà.
Tới nay, vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Hà Nội 5 lần, trong đó một lần hai vợ chồng cùng đến trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, 4 lần còn lại chia đều cho mỗi người trên các cương vị khác nhau. Lần thứ nhất, bà Hillary tới Hà Nội với tư cách Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2000, hai lần sau (năm 2010), bà tới thăm trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, dự Hội nghị cấp cao ASEAN. Với chồng bà, khi đã là cựu Tổng thống, ông Bill Clinton cũng 2 lần trở lại Việt Sáng chủ nhật, lối dẫn vào Trường Đại học Ngoại thương - ngôi trường nổi tiếng trong các cuộc thi sắc đẹp với những á hậu, hoa khôi nằm ở vị trí khá đẹp ở đường Chùa Láng, hàng trăm sinh viên phấn chấn tay hoa tay cờ, đứng hai dãy chờ đợi giây phút đón cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông bước xuống từ chiếc xe buýt con thoi cửa đẩy 16 chỗ ngồi. Từng diện kiến người đứng đầu Nhà Trắng trong lần trở lại Việt Nam tháng 12/2006, nhưng sự dẻo dai và bước đi thanh thoát của ông dường như sau chừng ấy năm vẫn chưa có sự thay đổi. Mái tóc màu cước, ông tươi cười cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của các bạn trẻ… 40 phút thăm trường, tất thảy thời gian đó được dành cho buổi nói chuyện ngoài trời với thầy và trò, và sau lời chào tạm biệt, những cái bắt tay thân thiện với lãnh đạo nhà trường, ông bước ra nơi đỗ ôtô. Cánh cửa xe buýt con thoi đóng lại, ông không quên sử dụng chiếc máy ảnh cá nhân, tươi cười vẫy chào các bạn trẻ và bấm lại khoảnh khắc đáng nhớ qua cửa kính.
Cựu Tổng thống Bill Clinton được chào đón nồng nhiệt tại Đại học Ngoại thương.
Cựu Tổng thống Bill Clinton đến Việt
Từ tháng 7/2006, quỹ đã chính thức mở Văn phòng dự án tại Việt
Đó là chuyện của cựu Tổng thống Bill Clintơn, quay sang vợ ông, cuối tháng 10 vừa qua, bà cũng có chuyến thăm Việt
Bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc tiếp xúc với các nhà doanh nghiệp Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội. |
Tới Việt
Theo bà Ngoại trưởng, ở nhiều nơi trên thế giới, việc kết thúc một xung đột không dẫn tới hợp tác vì nền hòa bình bền vững khi căng thẳng và thù hận vẫn tiếp diễn từ thế hệ này qua thế hệ khác, để lại sự hoài nghi cho thế hệ trẻ. "Tôi dành nhiều thời gian với tư cách Ngoại trưởng Mỹ để đi đến các nước, khi các bên thất bại trong việc gác lại quá khứ và tương lai" - bà kể. Nhưng trong quan hệ Mỹ - Việt, thực sự đây là niềm tự hào. Hai bên đã chọn một con đường, một cách thức khác. 35 năm trước, Việt - Mỹ kết thúc một cuộc chiến để lại quá nhiều hậu quả đau thương cho cả hai nước. Bây giờ, hai nước quyết tâm xây dựng nền hòa bình bền vững và hợp tác, ngay cả trong những lĩnh vực còn những khác biệt thì hai bên vẫn nỗ lực đối thoại, "không thể đòi hỏi thay đổi quá khứ nhưng chúng ta có thể hướng tới tương lai"…
Món quà mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trao cho bà Hillary Clinton rất độc đáo: Bức tranh có hình Ngoại trưởng và con gái, tác giả bức tranh là nghệ nhân Đào Trọng Cường. Đáng chú ý là hình ảnh Ngoại trưởng và con gái đội nón lá với nụ cười tươi tắn - một hình ảnh rất đặc trưng của văn hoá Việt. Có lẽ, khi bức tranh này được Ngoại trưởng chuyển về Mỹ, đúng dịp Chelsea Clinton bước lên xe hoa, đó sẽ là món quà đầy ý nghĩa gợi lại hình ảnh về đất nước và con người thân thiện mà cô đã có dịp viếng thăm 10 năm trước khi còn niên thiếu.
Có chi tiết khiến báo chí chú ý và tranh thủ "chộp" hình, ấy là khi đang bước mau lẹ vào Trung tâm Hội nghị, giữa sự tiếp cận nghiêm ngặt của các cận vệ, vị chính khách nước Mỹ thong dong rút điện thoại di động từ túi và… nhắn tin. Không tiết lộ nội dung tin nhắn nhưng được biết, việc trao đổi qua điện thoại với con gái là thường tình nhưng rất khó vì lịch trình hoạt động thường xuyên của mẹ nên cô thường để lại tin nhắn. Và khi chỉ còn ít ngày nữa bước lên xe hoa, hẳn nàng có rất nhiều điều muốn tâm sự với mẹ…
Phong thái nhắn tin di động của một chính khách nổi tiếng trên trường quốc tế trong bối cảnh gấp gáp ấy đủ nói lên sự tin tưởng trong môi trường thân thiện và thanh bình của đất nước nơi bà đang đến.
Theo CAND
Nếu như cách đây 35 năm, Chile là nước “xuất khẩu” chính dòng người di cư ở Mỹ Latin thì hiện nay quốc gia này là “đất lành” của dòng người nhập cư tìm đến. Từ năm 2002 đến năm 2009, chỉ riêng lượng người nhập cư hợp pháp đã tăng vọt lên 91%, bên cạnh hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang xoay xở tìm cách định cư lại. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Chile không còn là những dòng người châu Âu, hơn 60% người nhập cư đến Chile trong hơn 20 năm qua là đến từ những nước láng giềng như Peru (37,1%), Argentina (17,2%) và Bolivia (6,8%).
Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức đều kêu gọi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tránh bạo lực và tiến hành cải tổ, trong khi các cuộc biểu tình đòi ông từ chức vẫn tiếp diễn.
Tân Hoa xã đưa tin từ Béc-lin cho biết, đêm 29-1, một đoàn tàu hỏa chở khoảng 40 hành khách và một tàu hàng đã đâm vào nhau tại khu vực gần nhà ga ở thị trấn Ô-se-lê-ben, bang Xa-xô-ni An-han, phía đông CHLB Ðức, làm ít nhất 10 người chết và hơn 20 người khác bị thương.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã ký thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới với Mỹ, không lâu sau khi văn kiện này được cả hai viện của quốc hội Nga tán thành.
Việc Triều Tiên phải đưa ra lời xin lỗi Hàn Quốc sau vụ chìm tàu Cheonan và vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong không phải là những điều kiện bắt buộc để Seoul đồng ý tái khởi động bàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân - các quan chức cấp cao Hàn Quốc khẳng định.
Từ ngày hôm qua, toàn lãnh thổ Nga bắt đầu triển khai chương trình kiểm tra quy mô các biện pháp an ninh-chống khủng bố tại tất cả các sân bay, ga đường sắt, bến cảng…