Làn sóng biểu tình ở Ai Cập có nguy cơ “bùng nổ” sau tuyên bố của Tổng thống Ai Cập, trong đó ông khẳng định sẽ chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống nhưng từ chối từ chức sau hơn 2 tuần có biểu tình đòi ông đáp ứng yêu sách này.
Sau 17 ngày biểu tình không ngừng, phe chống chính phủ đang tụ tập tại quảng trường Tahrir hy vọng được nghe tin mà họ chờ đợi. Đòi hỏi của họ là tổng thống phải từ chức.
Tối qua, lúc 10 giờ 45 (giờ địa phương), Tổng thống Hosni Mubarak đã xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố ông sẽ không rời chức cho tới khi chọn tổng thống mới trong cuộc bầu cử tháng 9.
Ông Mubarak nói rằng một cuộc chuyển quyền ôn hòa đang tiến hành và ông không lùi bước trước các đòi hỏi của hàng chục nghìn người biểu tình chống chính phủ đã biểu tình liên tục từ 17 ngày qua. Đây là lần thứ hai trong tuần ông Mubarak nói với nhân dân ông sẽ tại vị cho đến tháng 9.
Trong bài phát biểu dài 20 phút, ông Mubarak cũng tuyên bố sẽ không khuất phục trước áp lực nước ngoài - ám chỉ cả những tuyên bố của đồng minh thân cận là Washington.
Phe đối lập gọi phát biểu trên của ông Mubarak là “thông báo đầy kịch tính” và cảnh báo về diễn biến tình hình xấu đi sau tuyên bố này.
Những người tổ chức biểu tình nói rằng họ đang lập kế hoạch để chuyển sang tòa nhà của đài truyền hình và phát thanh vào ngày hôm nay, 11/2, khi một cuộc biểu tình rầm rộ khác dự kiến sẽ diễn ra.
Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman nói rằng chính phủ sẽ không dung chấp các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài nhiều ngày nay tại Quảng trường Tahrir. Bộ trưởng Ngoại giao Ahmed Abul- Gheit hôm qua thì cảnh báo quân đội sẽ can thiệp để bảo vệ an ninh quốc gia và chấm dứt các cuộc biểu tình đang lan rộng ở Ai Cập.
Trong khi đó, quân đội vẫn tiếp tục bố trí bên trong Cairo, đóng ở các chốt kiểm soát và cố gắng không để các cuộc biểu tình leo thang quá mức. Nhiều người nói rằng họ tin tưởng quân đội sẽ giữ vai trò duy trì trật tự trong khi chuyển quyền.
Mỹ tiếp tục gây áp lực
Tổng Thống Barack Obama hôm qua nói rằng Mỹ theo dõi sát những biến cố tại Ai Cập và “sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được để ủng hộ sự chuyển đổi có trật tự và thật sự sang nền dân chủ”.
Lên tiếng tại tiểu bang Michigan hôm qua, Tổng Thống Obama nói rằng “trang sử mới đang mở ra tại Ai Cập”. Ông gọi đó là một thời điểm chuyển đổi đang diễn ra “bởi vì nhân dân Ai Cập yêu cầu thay đổi”.
Trước đó, người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs đã mô tả tình hình tại Ai Cập là rất dễ biến đổi và rằng “nhân dân Ai Cập đang tìm kiếm một sự thay đổi không thể đảo ngược”.
Theo Dantri
Hôm qua, đoàn sĩ quan cấp tá của CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc có cuộc đàm phán tại Bàn Môn Điếm.
Thái Lan cho biết nước này đã thảo luận với Campuchia về nỗ lực thực hiện ngưng bắn tại khu vực biên giới đang tranh chấp, trong bối cảnh khu vực Preah Vihear đã im tiếng súng nhưng lực lượng quân đội của hai bên vẫn hiện quanh ngôi đền cổ tranh chấp.
11 người bị thương, 5.000 hộ gia đình mất nhà cửa khi hỏa hoạn nhấn chìm khu dân cư ở thành phố Quezon, gần thủ đô Manila của Philippines, trong suốt 8 giờ đồng hồ.
Bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của Liên Hợp Quốc, ngày hôm qua giao tranh giữa Campuchia và Thái Lan dọc biên giới tranh chấp gần khu đền Preah Vihear đã bước sang ngày thứ 4 liên tiếp.
Thủ lĩnh chiến binh Hồi giáo Doku Umarov ngày 7/2 cho hay chính hắn ta đã yêu cầu tiến tiến hành vụ đánh bom liều chết làm 36 người thiệt mạng ở sân bay nhộn nhịp nhất nước Nga vào tháng trước.
Theo Wall Street Journal, ngày hômqua, Bộ Tài chính Mỹ đã quyết định không đưa Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ” nhưng vẫn cho rằng nhân dân tệ (NDT) đang ở mức thấp hơn bình thường, đồng thời thúc giục Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình nâng giá NDT